Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thường vụ Quốc hội họp khẩn, chốt 4 nội dung khác quy định của luật để cấp bách chống dịch

Hương Giang

Thứ sáu, 06/08/2021 - 21:24

(Thanh tra) - 17/17 thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với 4 nội dung khác quy định của pháp luật mà Chính phủ xin ý kiến để phòng, chống dịch COVID -19.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Đ.X

Chiều muộn ngày 6/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp khẩn cấp cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện theo Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội.

Tại cuộc họp, các ý kiến của các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đều bày tỏ đồng tình với các nội dung đề xuất của Chính phủ, đặc biệt là 4 nội dung mới khác quy định của pháp luật hiện hành hoặc thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, theo quy định của Nghị quyết số 30 của Quốc hội.

Thống nhất 4 nội dung khác với quy định của luật

Nội dung đầu tiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành là việc cho phép các bộ y tế, quốc phòng, công an, UBND các tỉnh quyết định thành lập cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm COVID-19 đồng thời là giấy phép hoạt động (quy định này trong dự thảo nghị quyết khác với Điều 42 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh).

Tuy nhiên, Thường vụ Quốc hội để nghị bổ sung thời hạn hiệu lực của nội dung này (đến hết năm 2022) và chỉ áp dụng trong trường hợp cấp bách phòng, chống dịch COVID -19 theo kịch bản ứng phó dịch, điều kiện thực tiễn tại mỗi địa phương.

Nội dung thứ 2, dự thảo nghị quyết giao Bộ Y tế được quy định các thủ tục hành chính trong thông tư theo thủ tục rút gọn để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch là khác với quy định tại khoản 4 Điều 14 và khoản 3 Điều 147 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đồng ý với đề xuất này của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị chỉ giới hạn phạm vi ban hành thủ tục hành chính ở các nội dung được nêu trong dự thảo nghị quyết.

Toàn cảnh phiên họp khẩn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Đ.X

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng ý với nội dung “việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân COVID-19 (bao gồm cả chi phí điều trị các bệnh khác trong quá trình điều trị COVID-19) do ngân sách Nhà nước bảo đảm theo chi phí thực tế” dù khác với quy định tại khoản 2 Điều 48 và khoản 2 Điều 60 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Thường vụ Quốc hội lưu ý, với bệnh nhân mắc COVID-19 có các bệnh nền khác (như tiểu đường, tim mạch, thận...) thì thanh toán chi phí khám, chữa bệnh phải theo quy định Luật Bảo hiểm y tế và các quy định của pháp luật khác có liên quan để bảo đảm khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước.

Cuối cùng, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng ý giao thường trực HĐND quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND và báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất để bảo đảm phù hợp với bối cảnh rất nhiều địa phương đang phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch nghiêm ngặt như hạn chế tập trung đông người, thực hiện giãn cách xã hội.

Với nội dung này, Thường vụ Quốc hội đề nghị cần tăng cường sự lãnh đạo, kiểm tra chặt chẽ, tránh việc lạm dụng quy định này để quyết định các nội dung không thực sự cấp bách, không trực tiếp liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại địa phương.

Khẩn cấp chống dịch phải tránh “trống đánh xuôi, kè thổi ngược”

Kết luận phiên họp Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc ban hành nghị quyết này là hết sức cấp bách trong bối cảnh dịch bệnh COVID -19 đang diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, đã lây lan ra rất nhiều tỉnh, TP, nhất là tại TP HCM, Hà Nội và các tỉnh phía Nam.

Ông lưu ý, thực tiễn cho thấy, khung chính sách thì rất đúng, nhưng đôi khi địa phương lại thực hiện máy móc, cái này một đằng, cái khác lại làm một nẻo dẫn đến ách tắc về lưu thông hàng hóa, đi lại của người dân…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, trong điều kiện tình trạng khẩn cấp, thì lãnh đạo chỉ đạo một cách tập quyền là hết sự cần thiết. Ảnh: Đ.X

Từ đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, ban hành các văn bản đề phân định rõ những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ và xem xét, phân cấp mạnh hơn cho địa phương, nhất là trong tổ chức thực hiện.

“Những vấn đề liên quan đến khung, dứt khoát phải thống nhất. Trong điều kiện tình trạng khẩn cấp, thì lãnh đạo chỉ đạo một cách tập quyền là hết sự cần thiết. Đặc biệt trong khâu tổ chức thực hiện, hoặc những vấn đề mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành, tránh chuyện “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, Chủ tịch Quốc hội nói.

“Những vấn đề liên quan đến khung chính sách, dứt khoát phải thống nhất. Trong tình trạng khẩn cấp thì lãnh đạo, chỉ đạo tập quyền là hết sức cần thiết và quan trọng nhất là trong khâu tổ chức thực hiện để đảm bảo tính đồng bộ, tránh chuyện “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Ông Vương Đình Huệ cũng đề nghị Chính phủ nhanh chóng tổ chức thực hiện các quy định mới, trong quá trình đó có đánh giá, tổng hợp, rút kinh nghiệm để báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội tại các phiên họp, Kỳ họp sắp tới.

Trong tối nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ hoàn chỉnh và ký ban hành Nghị quyết về việc đồng ý với 4 nội dung nêu trên để Chính phủ sớm ban hành Nghị quyết về việc thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID -19.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: “Cái gì cũng đấu thầu nhưng cuối cùng quân xanh, quân đỏ, kỷ luật liên tục”

Thủ tướng: “Cái gì cũng đấu thầu nhưng cuối cùng quân xanh, quân đỏ, kỷ luật liên tục”

(Thanh tra) - “Doanh nghiệp tư nhân làm với doanh nghiệp tư nhân rất nhanh, mối quan hệ dân sự họ xử lý rất hay. Ta cái gì cũng đấu thầu cả nhưng cuối cùng quân xanh, quân đỏ, kỷ luật liên tục", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói và cho rằng cần mạnh dạn phân cấp, phân quyền, thiết lập công cụ pháp luật rõ ràng.

Hương Giang

15:08 23/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm