Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thủ tướng: Khám bệnh thấy thương dân quá

Thứ sáu, 15/01/2016 - 20:27

"Khám bệnh thấy thương dân quá, ngồi cả ngày cả đêm ôm con nhỏ chen chúc để được khám chữa bệnh. Chúng ta cải cách được cái này không?", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt câu hỏi cho ngành y tế.

Thương người dân đi khám chữa bệnh Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh gắn với giảm tải bệnh viện là mục tiêu quan trọng của ngành y tế, trong đó trước hết phải đảm bảo chăm lo đào tạo đội ngũ thầy thuốc vừa hồng vừa chuyên, năng lực chuyên môn cao, y đức tốt. Thủ tướng dẫn thực tế, dù biết không có chỗ nằm điều trị nhưng người dân vẫn kéo lên bệnh viện tuyến cuối. "Họ đến để gặp ông thầy giỏi, ông b

Ông phát biểu khi đến dự hội nghị trực tuyến tổng kết công tác y tế năm 2015, triển khai kế hoạch năm 2016 sáng nay.

Tự tin nhưng đừng tự thỏa mãn

Đánh giá cao ngành y tế nỗ lực để có nhiều bước tiến quan trọng trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tự hào, cùng với công nghệ thông tin, nông nghiệp, y tế hiện là một trong những lĩnh vực có thể bắt kịp với bạn bè thế giới.

Trong đó phải nhắc đến thành tựu Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới sản xuất được 10 loại vắc xin phòng bệnh cho hàng chục triệu dân.

Nhưng Thủ tướng lưu ý ngành y tế không thể tự thoả mãn, phải nỗ lực vươn lên trên tất cả các lĩnh vực vì mục tiêu cuối cùng là bảo vệ, chăm sóc, phục vụ tốt hơn nữa người bệnh và nhân dân.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt nhấn mạng đến y tế dự phòng bởi Việt Nam vẫn là nước nghèo, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Dứt khoát không thể để dịch sởi tràn làn như năm 2013 và phải kiểm soát sốt xuất huyết, không để tái phát.

Một vấn đề lưu ý ngành y tế đó là quản lý môi trường y tế, rác thải y tế. Dẫn thực tế chỉ mới 54% bệnh viện có hệ thống kiểm soát rác thải y tế đảm bảo, Thủ tướng đặt câu hỏi, 46% còn lại rác thải đi đâu?

"Ra sông, đồng thì ô nhiễm thế nào? Dự phòng cái gì? Chính phủ hết sức lo nhưng chính quyền địa phương cũng phải quan tâm giải quyết", Thủ tướng yêu cầu.

Về nhiều bộ cùng "canh" một nồi cơm, lo vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP), Thủ tướng nói đây là vấn đề rất nhức nhối, dân ai cũng kêu, lo lắng.

"Làm sao để chủ động phối hợp giữa Nông nghiệp - Công thương - Công an - Y tế, làm sao để thực phẩm bẩn, thực phẩm kém chất lượng, nhiễm độc nhất là các khu công nghiệp, doanh nghiệp không còn?", Thủ tướng trăn trở.

Thương người dân đi khám chữa bệnh

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh gắn với giảm tải bệnh viện là mục tiêu quan trọng của ngành y tế, trong đó trước hết phải đảm bảo chăm lo đào tạo đội ngũ thầy thuốc vừa hồng vừa chuyên, năng lực chuyên môn cao, y đức tốt.

Thủ tướng dẫn thực tế, dù biết không có chỗ nằm điều trị nhưng người dân vẫn kéo lên bệnh viện tuyến cuối. 

"Họ đến để gặp ông thầy giỏi, ông bác sĩ giỏi. Vậy tại sao chúng ta không làm mọi cách để có được nhiều bác sĩ giỏi không chỉ ở tuyến cuối mà ở cả tuyến tỉnh, tuyến huyện?" - Thủ tướng gợi ý đẩy nhanh, quyết liệt hơn việc này.

Bên cạnh đó là hệ thống bệnh viện vệ tinh để giảm quá tải nhưng hiện mới đạt 38/63 tỉnh, thành.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh cần huy động mọi nguồn lực xã hội để đầu tư thêm trang thiết bị, ứng dựng nhiều kỹ thuật cao trong khám chữa bệnh để người dân không phải bỏ tiền ra nước ngoài chữa bệnh.

"Tôi thấy có cơ quan bỏ mấy trăm triệu mua đèn chùm, trong khi mua thiết bị y tế chỉ có vài chục triệu. Đề nghị các địa phương hết sức quan tâm, chỉ có như vậy chất lượng khám chữa bệnh mới được nâng cao, giảm quá tải bệnh viện.", Thủ tướng tin tưởng.

Thủ tướng lưu ý, để giảm tải bệnh viện phải hết sức quan tâm đến cải cách thủ tục hành chính.

"Khám bệnh thấy thương dân quá, ngồi cả ngày cả đêm ôm con nhỏ chen chúc để được khám chữa bệnh. Chúng ta cải cách được cái này không? Phải đưa công nghệ thông tin vào quản lý điều hành, khám chữa bệnh", Thủ tướng tâm tư.

Thủ tướng bắt tay Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trước khi ra về

Sống lâu mà bệnh tật?

Một vấn đề Thủ tướng lo lắng là dân số đang già hóa quá nhanh, đồng nghĩa thời kỳ dân số vàng sẽ qua rất mau. Nếu mức sinh thay thế không đủ dẫn đến dân số vừa giảm, vừa già, ảnh hưởng bảo hiểm, năng suất lao động, phát triển kinh doanh... Vấn đề dân số không chỉ là số lượng mà phải quan tâm đến chất lượng

"Bộ Y tế vừa báo cáo chỉ tiêu tuổi thọ 73,3 là không đạt nhưng sống lâu mà què quặt, bệnh tật thì chất lượng y tế không tốt", Thủ tướng lưu ý.

Về bảo hiểm y tế (BHYT), Thủ tướng kỳ vọng đến năm 2020 phải vượt qua mục tiêu 80,5% dân số tham gia BHYT. Ngành y tế phải kiểm soát tốt công tác khám chữa bệnh bằng BHYT, đảm bảo an toàn cho quỹ BHYT để người dân ngày càng yên tâm, tin tưởng khi đi khám chữa bệnh bằng BHYT.

Thay mặt ngành y tế, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hứa sẽ tập trung vào 8 nhiệm vụ trong các lĩnh vực: y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu; đảm bảo an toàn thực phẩm; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; giảm tải; chiến lược dân số giai đoạn mới, phấn đấu đạt tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế ít nhất 80% dân số… Đặc biệt lần đầu tiên ngành sẽ kết nối công nghệ thông tin từ xã đến trung ương, thực hiện ngay trong năm 2016.

Theo VNN

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm