Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 04/12/2023 - 20:44
(Thanh tra) - Lưu ý hiện cơ quan Trung ương làm thay cơ quan địa phương nhiều quá, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm tăng cường phân cấp, phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát đầu ra.
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Đ.X
Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết Hội nghị 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức, ngày 4/12.
Mở rộng các nhóm chính sách xã hội cho tất cả đối tượng
Giới thiệu Nghị quyết 42 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay, nghị quyết này có nhiều điểm mới.
Theo ông, Nghị quyết 42 có sự điều chỉnh cách tiếp cận, từ “bảo đảm và ổn định” sang “ổn định và phát triển”; gắn với quản lý phát triển xã hội bền vững, nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh con người, an ninh xã hội.
Thủ tướng cho biết, hiện trên thế giới có 4 mô hình chính sách xã hội, gồm mô hình chính sách xã hội trong nền kinh tế thị trường tự do, điển hình là Mỹ.
Thứ hai, là mô hình chính sách xã hội trong nền kinh tế thị trường xã hội, như nước Đức.
Thứ ba, là mô hình phúc lợi xã hội ở các nước Bắc Âu.
Thứ tư là mô hình bao cấp, đặc trưng hiện nay là Cuba, đặc biệt đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
“Vậy ta lựa chọn mô hình nào? Ta lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện, tình hình của đất nước giai đoạn hiện nay. Chúng ta lấy ưu điểm các mô hình trên để đưa ra mô hình phù hợp với đất nước ta, một đất nước đang phát triển, một nền kinh tế đang chuyển đổi; tôn trọng các nguyên tắc thị trường với sự quản lý, điều tiết của Nhà nước”, Thủ tướng nói, chúng ta chọn mô hình chính sách xã hội toàn dân, toàn diện, công bằng.
Nghị quyết 42 đã mở rộng phạm vi ra toàn bộ các nhóm chính sách xã hội cho tất cả các đối tượng.
Cụ thể gồm 5 nhóm: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; chính sách lao động, việc làm, phát triển nguồn nhân lực; chính sách đảm bảo an sinh xã hội (trụ cột là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp xã hội, giảm nghèo); chính sách về nâng cao phúc lợi xã hội và đảm bảo tiếp cận dịch vụ xã hội (về y tế, giáo dục, nhà ở, văn hoá, nước sạch, vệ sinh môi trường, thông tin); chính sách đối với nhóm yếu thế, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa.
Không phân cấp ra thì làm sao mà không nhiều văn bản
Về quan điểm, Thủ tướng cho hay, Nghị quyết 42 đã đưa ra 4 quan điểm lớn, vừa có tính kế thừa, phát huy, vừa có tính đổi mới, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Trong đó, Trung ương Đảng nhấn mạnh việc đổi mới công tác quản lý Nhà nước; tăng cường phân cấp, phân quyền.
Thủ tướng cho hay, có những chính sác an sinh xã hội Trung ương làm tới tận cấp xã nên làm sao mà nhanh được.
“Chúng ta không phân cấp ra thì làm sao mà không nhiều văn bản. Đáng lý việc của xã mà Trung ương phải làm thì phải có văn bản. Việc của huyện Trung ương cũng làm, việc của tỉnh Trung ương cũng làm thì nhiều văn bản. Mà càng nhiều văn bản hướng dẫn nhiều thì lại càng rối", Thủ tướng nhấn mạnh.
Vì vậy, theo ông, cần thống nhất quan điểm là phân cấp, phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát đầu ra.
“Hiện đang kiểm soát đầu vào và các cơ quan Trung ương làm thay các cơ quan địa phương nhiều quá. Nhất là, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Cái này cần rút kinh nghiệm", Thủ tướng nêu.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh quan điểm phát huy vai trò chủ thể của nhân dân, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Nhà nước, tư nhân, tổ chức xã hội, cộng đồng và nhân dân trong quản lý phát triển xã hội bền vững.
“Nhân dân rất thông minh. Vấn đề là có cơ chế chính sách để họ phát huy năng lực sáng tạo, tính chủ động. Đây là việc Nhà nước phải làm. Không ai lo cho mình hơn là chính mình lo cho mình. Như thế mới bao trùm, bền vững, tiến bộ”, theo lời Thủ tướng.
Phấn đấu nhiệm kỳ này hoàn thành xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát
Về mục tiêu và tầm nhìn, Thủ tướng nói, Nghị quyết 42 xác định rõ mục tiêu tổng quát đến năm 2030. Đó là, xây dựng hệ thống chính sách xã hội theo hướng bền vững, tiến bộ và công bằng; hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa dạng, đa tầng, toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững; phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hội nhập quốc tế.
Trung ương Đảng cũng đưa ra 37 chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030. Đồng thời, đề ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp mang tính tổng thể, hệ thống, toàn diện.
Chỉ rõ một số điểm trọng tâm cần lưu ý trong Nghị quyết 42, Thủ tướng nhấn mạnh việc tập trung xây dựng và phát triển thị trường lao động linh hoạt, đa dạng, hiệu quả, bền vững và hội nhập (bảo đảm việc làm bền vững và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực).
Mọi người dân được bảo đảm tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường).
Về xây dựng nhà ở xã hội, Thủ tướng nhấn mạnh về Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030; xoá bỏ nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo, người bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Ông cho biết Chính phủ đang triển khai thí điểm việc này tại Hà Giang, Cao Bằng và phấn đấu trong nhiệm kỳ này sẽ hoàn thành việc xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát.
Đề nghị các cấp, ngành nghiên cứu, quán triệt và xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện nghị quyết phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, Thủ tướng nhắc lại phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 8.
“Chính sách xã hội là chính sách đối với con người, vì con người, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Xây dựng và thực hiện chính sách xã hội phải luôn lấy con người làm trung tâm; coi đầu tư cho thực hiện các mục tiêu chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển”.
Nghị quyết 42 đưa ra hệ thống 37 chỉ tiêu; trong đó một số chỉ tiêu chủ yếu:
- Bảo đảm 100% người có công và gia đình người có công với cách mạng có mức sống từ trung bình khá trở lên
- Tỷ lệ thất nghiệp chung dưới 3%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%;
- 60% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội và 45% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi
- Xây dựng được ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp; xoá bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.
- Diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn quốc đạt khoảng 30 m2 sàn/người…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Góp ý tại tổ về Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sáng 22/11, đại biểu Quốc hội đề nghị áp dụng một mức thuế ưu đãi chung với báo chí là 10%, và có thể giảm sâu hơn nữa.
Hương Giang
11:45 22/11/2024(Thanh tra) - Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề nghị làm rõ khả năng thu thuế doanh nghiệp trên thực tế với các doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam cung cấp hàng hoá vào Việt Nam thông qua các giao dịch trên sàn thương mại điện tử, nền tảng số.
Hương Giang
10:49 22/11/2024Hương Giang
09:25 22/11/2024Hương Giang
17:00 21/11/2024Hương Giang
15:59 21/11/2024Hương Giang
12:17 21/11/2024Vũ Linh
Phương Anh
Phương Hiếu
Hương Giang
Trần Trung
Thái Hải
Hương Giang
Ngọc Phó
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Thanh Lương
Thái Hải