Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 08/08/2022 - 18:22
(Thanh tra) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chuyển đổi số phải thực chất, hiệu quả, không “đánh trống bỏ dùi”. Không để hiện tượng dịch vụ công trực tuyến nhiều, người dân sử dụng ít; các nền tảng nhiều, cơ sở dữ liệu lớn nhưng tính đồng bộ, liên thông lại thấp.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chuyển đổi số phải liên tục đổi mới, có tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược, phát huy tính chủ động, tính sáng tạo. Ảnh: N.Bắc
Ngày 8/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì phiên họp thứ ba của Ủy ban.
Phiên họp nhằm đánh giá kết quả chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2022 và xác định những hướng giải pháp, nhiệm vụ chuyển đổi số thời gian tới.
Tránh mọi tư duy “cát cứ thông tin, số liệu, dữ liệu”
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, công tác chuyển đổi số đang được triển khai mạnh mẽ và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Cả nước đã hoàn thành 35 nền tảng số quốc gia (31 nền tảng số đã đưa vào sử dụng chính thức, 4 nền tảng số đang sử dụng thử nghiệm). Cạnh đó, các bộ, ngành đã phối hợp phát triển 50 nền tảng số. Các địa phương đã được giao nhiệm vụ triển khai sử dụng tối thiểu 1 nền tảng số.
Tỷ lệ dịch vụ công đủ kiều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 4 là 97,3%. Một số dịch vụ công trực tuyến phát huy hiệu quả rõ rệt phục vụ người dân, tiêu biểu như dịch vụ đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông; dịch vụ đăng ký, cấp biển số mô tô, xe gắn máy; dịch vụ cấp hộ chiếu phổ thông.
Đáng chú ý, doanh thu an toàn thông tin mạng đạt 1.418 tỷ đồng, tăng 48,8% so với cùng kỳ năm 2021; tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP đến hết 6 tháng đầu năm ước tính là 10,41%.
Tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt động sử dụng hoá đơn điện tử là 100%, đạt mục tiêu đề ra; tỷ lệ người dân từ 15 tuổi có tài khoản thanh toán là 66%, vượt mục tiêu đề ra...
Ghi nhận những kết quả đạt được, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói, đây mới là kết quả bước đầu, vẫn còn nhiều việc phải làm phía trước. Vì vậy, phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm.
Theo Thủ tướng, chuyển đổi số phải là công cụ quan trọng trong xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; phát huy tối đa sức mạnh truyền thống văn hóa, trí tuệ con người Việt Nam.
Ông yêu cầu phải tránh mọi tư duy “cát cứ thông tin, số liệu, dữ liệu”. Các bộ, ngành, địa phương phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, động lực chuyển đổi số.
Chuyển đổi số phải liên tục đổi mới, có tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược, phát huy tính chủ động, tính sáng tạo; huy động hiệu quả mọi nguồn lực tham gia, song phải tránh tình trạng “trăm hoa đua nở”, đầu tư dàn trải, lãng phí.
“Phải nghĩ thật, nói thật, làm thật, có hiệu quả thật, người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng thật; nói phải đi đôi với làm, "không đánh trống bỏ dùi". Không để hiện tượng dịch vụ công trực tuyến thì nhiều, nhưng người dân sử dụng ít; các nền tảng thì nhiều, cơ sở dữ liệu thì lớn nhưng tính đồng bộ, liên thông lại thấp”, Thủ tướng nói rõ, phải bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Tạo xu thế, thúc đẩy chuyển đổi số
Đề cập đến nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, người đứng đầu Chính phủ đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch các tỉnh, thành khẩn trương, quyết liệt tổ chức triển khai, truyền cảm hứng, tạo ra xu thế, thúc đẩy phong trào để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong chuyển đổi số.
Các bộ, ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành với trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hình thành hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ dựa trên dữ liệu theo thời gian thực, bảo đảm đồng bộ, nhất quán, chính xác.
Cạnh đó, rà soát, đánh giá an toàn thông tin, an ninh mạng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, khẩn trương khắc phục những hạn chế bất cập về lỗ hổng bảo mật, lộ lọt thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Thủ tướng cũng yêu cầu tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chuyển đổi số; không để chảy máu chất xám hoặc không khai thác hết chất xám của đất nước. Tăng cường hợp tác quốc tế trong chuyển đổi số, nhất là hợp tác chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực quản lý hiện đại và thu hút đầu tư chất lượng cao.
Tại phiên họp, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể với từng bộ, ngành. Trong đó, Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường kiểm tra, giám sát, đo lường việc thực hiện các nhiệm vụ có định tính, định lượng, nhiệm vụ định lượng phải “cân đong, đo đếm được”, phải luôn cập nhật kịp thời tiến độ, kết quả thực hiện trên nền tảng số.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hoàn thành cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, sớm cung cấp các dịch vụ công trực tuyến liên quan đến lĩnh vực đất đai phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án triển khai thí điểm mô hình giáo dục đại học số và lựa chọn thí điểm mô hình tại 5 trường đại học trước ngày 30/8/2022.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công an thúc đẩy việc triển khai chi trả qua tài khoản cho các đối tượng được hưởng trợ cấp từ ngân sách Nhà nước, trong đó bao gồm người có công, người nghèo, người khuyết tật, đối tượng yếu thế, người lao động, sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19…
Thủ tướng cũng đề nghị, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghệ thông tin nói riêng phải tham gia tích cực vào chuyển đổi số.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương