Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ sáu, 02/10/2020 - 13:18
(Thanh tra) - Theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, tình hình kinh tế-xã hội ngày càng tốt hơn. “Mục tiêu kép đã được tổ chức thực hiện hết sức nghiêm túc và đạt kết quả tốt”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Quang Hiếu
Hôm nay, 2/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, nhìn lại 3/4 chặng đường của năm 2020, trên cơ sở đó đánh giá sơ bộ năm 2020 và xây dựng kế hoạch phát triển cho năm 2021.
Mục tiêu kép đạt kết quả tốt
Phát biểu khai mạc phiên họp, người đứng đầu Chính phủ điểm nhiều điểm sáng về tình hình kinh tế-xã hội trong tháng 9 và 9 tháng năm 2020.
“Mục tiêu kép đã được tổ chức thực hiện hết sức nghiêm túc và đạt kết quả tốt”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh, chúng ta đã ngăn chặn có hiệu quả dịch COVID-19. Đến nay, đã 30 ngày không có ca nhiễm mới trong cộng đồng.
Theo Thủ tướng, tình hình kinh tế-xã hội ngày càng tốt hơn. Quý III tăng trưởng tốt hơn, đạt 2,62% là cơ sở để nhận định rằng chúng ta có thể tăng trưởng dương trong năm 2020.
Xuất siêu 17 tỷ USD là con số kỷ lục. Khu vực kinh tế trong nước có mức tăng trưởng xuất khẩu trên 20%. Trong đó, ngành nông nghiệp phấn đấu xuất khẩu trên 41 tỷ USD với 12 cơ sở, nhà máy chế biến được đưa vào hoạt động.
Thu hút đầu tư nước ngoài dù gặp khó khăn, đã đạt trên 21 tỷ USD. Các chỉ tiêu vĩ mô ổn định. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng năm 2020 tăng 3,85% so với cùng kỳ năm trước.
Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công tháng 9 và 9 tháng đều đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. Nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu dồi dào. Người nông dân “được mùa, được giá”, sản lượng nhiều loại nông sản tăng mạnh.
Sản xuất công nghiệp tháng 9/2020 đã có sự khởi sắc, mở ra hy vọng sớm phục hồi và tăng trưởng mạnh trở lại trong quý IV và thời gian tới. Hoạt động thương mại dịch vụ trong tháng 9 đã tăng trưởng trở lại, cầu tiêu dùng phục hồi. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2020 tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 4,9% so với cùng kỳ.
Các lĩnh vực về văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại tiếp tục được chú trọng, làm tốt công tác an sinh xã hội, giảm nghèo. Lao động việc làm quý 3 phục hồi, tăng 1,5 triệu người so với quý II…
Tự lực, tự cường mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển đất nước
Dù mục tiêu kép đạt kết quả tốt, nhưng người đứng đầu Chính phủ lưu ý, không được chủ quan với dịch bệnh COVID -19.
Mức tăng trưởng còn ở mức thấp so với tiềm năng, kỳ vọng đã đặt ra. Nhiều lĩnh vực vẫn còn gặp nhiều khó khăn như dịch vụ, hàng không, vận tải, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ thảo luận thẳng thắn, đóng góp nhiều giải pháp quan trọng để đạt kỳ vọng này, đạt kết quả tốt nhất trong quý IV, chuẩn bị đà cho kế hoạch năm 2021 và các năm tiếp theo.
“Chúng ta cần tăng cường tính tự lực, tự cường mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển đất nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tăng trưởng kinh tế cả nước trong quý III/2020 ước tính đạt 2,62%, cao hơn nhiều mức tăng 0,39% của quý II.
Nhờ đó, giúp GDP cả nước trong 9 tháng đạt mức tăng 2,12% - là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020, nhưng đây là mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch COVID-19.
Theo chương trình phiên họp, Chính phủ sẽ dành thời lượng thích đáng để đánh giá tình hình kinh tế-xã hội 9 tháng, tình hình thực hiện Nghị quyết số 01 và 02, tình hình phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để tăng tốc, về đích trong những tháng cuối năm.
Chính phủ cũng sẽ xem xét, thảo luận công tác chuẩn bị kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, báo cáo phân bổ dự toán ngân sách Trung ương năm 2021, tình hình thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP và Chỉ thị số 26/CT-TTg về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP về Chính phủ điện tử và một số nội dung khác.
Đánh giá của một số tổ chức, định chế tài chính nước ngoài đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam rất sáng.
Dự báo mới nhất của hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P Global Ratings cho thấy, Việt Nam đứng thứ 2 ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương về tốc độ phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng do tác động của COVID-19.
S&P dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2020 sẽ đạt 1,9% và 11,2% vào năm 2021. Dự báo này cao hơn so với mức 1,8% của năm nay và 6,3% trong năm sau của ADB mới đây.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) do Nikkei đánh giá tăng lên 52,2 điểm trong tháng 9, cao nhất ASEAN và so với 45,7 điểm tháng 8. Điều này cho thấy, xu hướng phục hồi rõ nét của Việt Nam trong ASEAN.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tổng Bí thư Tô Lâm sinh hoạt tại Đoàn Đại hội Quốc hội TP Hà Nội, còn Chủ tịch nước Lương Cường sinh hoạt tại Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh, theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Hương Giang
15:24 31/10/2024(Thanh tra) - Nêu rõ bộ máy còn cồng kềnh, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phải tiếp tục tinh gọn bộ máy, tinh giảm biên chế, giảm chi tiêu thường xuyên để dành nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Hương Giang
14:12 31/10/2024Lê Hữu Chính
13:24 31/10/2024Hương Giang
21:08 30/10/2024Hương Giang
18:29 30/10/2024Hương Giang
16:13 30/10/2024Thu Huyền
Phương Anh - Phương Hiếu
Lâm Ánh
Hương Trà
PV
Thái Hải
Hoàng Nam
Cảnh Nhật
Uyên Uyên
Hương Giang
Uyên Phương
Hương Giang