Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Thủ tướng sẽ trình Quốc hội phê chuẩn nhân sự Bộ trưởng Bộ Y tế vào tháng 10

Hương Giang

Thứ tư, 03/08/2022 - 21:21

(Thanh tra) - Thứ trưởng Nội vụ Trương Hải Long cho biết, tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10 tới đây, Thủ tướng Chính phủ sẽ trình Quốc hội phê chuẩn nhân sự Bộ trưởng Y tế.

Thứ trưởng Nội vụ Trương Hải Long. Ảnh: Đ.X

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối ngày 3/8, báo chí nêu, vừa qua, Thủ tướng giao quyền Bộ trưởng Y tế đối với bà Đào Hồng Lan. Hiện có nhiều ý kiến khác nhau về việc “bộ trưởng không phải là nhà chuyên môn”.

Xin cho biết quan điểm của Bộ Nội vụ về vấn đề này? Theo quy trình, chức danh bộ trưởng sẽ do Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm. Vậy tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội vào tháng 10 tới đây, Thủ tướng có trình nhân sự để Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế với bà Đào Hồng Lan không?

Trả lời, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long nói, theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ thì bộ trưởng là người đứng đầu bộ, lãnh đạo công tác của bộ, chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công, tổ chức thi hành và theo dõi thi hành các vấn đề, lĩnh vực liên quan đến ngành trên phạm vi toàn quốc.

“Việc lựa chọn nhân sự làm bộ trưởng phải đảm bảo đúng các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ và theo quy trình, thủ tục của luật định”, Thứ trưởng Long nói.

Về nhân sự Bộ trưởng Bộ Y tế, ông Long cho hay, theo quy định của luật, trong thời gian Quốc hội không họp thì Thủ tướng Chính phủ giao quyền bộ trưởng. Tại kỳ họp thứ 4 tới đây, căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền, Thủ tướng Chính phủ sẽ trình Quốc hội phê chuẩn nhân sự cụ thể theo thẩm quyền.

Cũng tại buổi họp báo, phóng viên đặt câu hỏi về việc sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong các bộ, ngành.

“Dự kiến sau khi sắp xếp số tổng cục, cục, vụ, sẽ tăng, giảm ra sao và sẽ tinh giản biên chế như thế nào? Phương án sắp xếp các nhân sự dôi dư, nhất là cấp trưởng, cấp phó như tổng cục trưởng, vụ trưởng, cục trưởng, cục phó được sẽ như thế nào”, báo chí hỏi.

Theo Thứ trưởng, quan điểm chung của Chính phủ từ đầu nhiệm kỳ nhất quán là sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả, giảm tối đa các tổ chức trung gian.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành quyết liệt trong việc rà soát, đánh giá, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và xây dựng phương án theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Theo ông Long, thời gian qua, các bộ, ngành phối hợp với Bộ Nội vụ rà soát lại bộ máy, đảm bảo các tiêu chí của các tổ chức, đặc biệt là các tổng cục theo quy định tại Nghị định 101/2020 và Nghị định 47/2021.

Đến nay mới có một nghị định về tổ chức bộ máy của Bộ Thông tin Truyền thông. Các bộ, ngành khác đang lấy ý kiến các thành viên Chính phủ và hoàn thành trong thời gian tới.

Thứ trưởng Nội vụ cũng khẳng định, sau khi sắp xếp tổ chứ bộ máy bên trong các bộ, ngành, chắc chắn sẽ tinh giản biên chế. Bởi vì theo chủ trương, khi tinh gọn tổ chức bộ máy thì sẽ giảm biên chế.

Thủ tướng, Chính phủ, Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ ngành để triển khai kết luận 40 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế giai đoạn 2021 - 2026, trong đó tiếp tục tinh giản ít nhất 5% biên chế hành chính theo đúng chỉ đạo Bộ Chính trị.

Vẫn theo ông Long, Thủ tướng rất quan tâm và thường xuyên chỉ đạo các bộ, ngành khi xây dựng đề án cần coi trọng công tác tuyên truyền, vận động, làm tốt công tác chính trị, tư tưởng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của bộ, ngành mình. Cạnh đó,  thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với các công chức, viên chức dôi dư trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định hiện hành.

Để sắp xếp, bố trí nhân sự dôi dư do thực hiện sắp xếp lại tổ chức, Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị và Bộ Chính chị đã cho chủ trương. Cụ thể là bố trí đủ nguồn lực cần thiết và có cơ chế, chính sách phù hợp đối với những người chịu tác động trực tiếp trong quá trình sắp xếp theo chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 18. Đồng thời quan tâm giải quyết chế độ, chính sách phù hợp theo quy định cho các đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế.

"Còn chế độ chính sách cụ thể thì giải quyết theo Nghị định 108 của Chính phủ", Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm