Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thông báo tuyển dụng

Thứ hai, 03/10/2011 - 16:21

(Thanh tra) - Dự án “Tăng cường năng lực của Thanh tra Chính phủ và Chính phủ Việt Nam trong công tác theo dõi và báo cáo về thực trạng tham nhũng và phòng, chống tham nhũng (theo yêu cầu của Công ước Liên hiệp quốc về chống tham nhũng - UNCAC)” do UNDP tài trợ, Thanh tra Chính phủ thực hiện. Dự án đã bắt đầu triển khai từ tháng 11 năm 2009 với thời gian thực hiện là 3 năm.

Mục tiêu của dự án là “Tăng cường năng lực của Chính phủ Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng theo yêu cầu của UNCAC”.

Để hỗ trợ Giám đốc Dự án Quốc gia đạt được các mục tiêu, kết quả của dự án, Quản đốc Dự án sẽ được tuyển dụng nhằm hỗ trợ việc quản lý dự án theo Điều khoản giao việc

Quản đốc dự án, dưới sự giám sát trực tiếp của Phó Giám đốc Dự án Quốc gia, chịu trách nhiệm quản lý các đầu vào cung cấp bởi các đơn vị thực hiện của Thanh tra Chính phủ. Ông/bà sẽ giúp đảm bảo tuân thủ các thủ tục dự án,
tiến độ và chất lượng việc thực hiện dự án.

Hồ sơ dự tuyển bao gồm: Đơn xin dự tuyển, sơ yếu lý lịch ( tiếng Anh và tiếng Việt), bản sao công chứng các văn bằng, chứng chỉ (nếu có) tới địa chỉ sau:

Ban Quản lý các dự án, Thanh tra Chính phủ

Lô D 29, Khu Đô thị mới , đường Trần Thái Tông, phường Yên Hòa, Quận
Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại. 08049036

Email: thuhaphm0@gmail.com

Thời hạn cuối cùng nhận hồ sơ: 17 giờ, thứ Năm, ngày 7/10/2011.

Thời gian phỏng vấn các ứng viên đạt yêu cầu sơ tuyển (dự kiến): chiều ngày
11/10/2011.

Mời các ứng viên quan tâm xem chi tiết mô tả công việc:

MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Chức danh:

Quản đốc Dự án Quốc gia (Chuyên trách)

Dự án:

Tăng cường năng lực của Thanh tra Chính phủ và Chính phủ Việt Nam trong công tác theo dõi, báo cáo về thực trạng tham nhũng và phòng, chống tham nhũng (theo yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng)

Địa điểm thực hiện:

Hà Nội (có thể đi công tác tại các tỉnh)

Thời gian bắt đầu và kết thúc:

2009 – 2013

Thời hạn hợp đồng:

01 năm, bắt đầu từ 01/11/2011 (có thể gia hạn tới 10/06/2013)



I. Bối cảnh dự án

1. Kể từ khi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (Công ước) được ký kết năm 2003, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 vào tháng 05 năm 2009 (Chiến lược). Bên cạnh đó, Chủ tịch nước đã phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng (Công ước) và Công ước này có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 09 năm 2009. Để có thể triển khai Chiến lược và Công ước, hệ thống theo dõi và đánh giá cần được thiết lập nhằm đo lường tham nhũng và nỗ lực chống tham nhũng. Điều này không chỉ giúp Việt Nam tuân thủ những yêu cầu về báo cáo theo yêu cầu của Công ước mà còn chỉ ra thực trạng tham nhũng, để từ đó đề xuất những biện pháp hữu hiệu cho công tác phòng, chống tham nhũng ở cả hai khía cạnh xây dựng thể chế và thực thi pháp luật.

2. Ngày 21 tháng 10 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt Đề cương chi tiết Dự án “Tăng cường năng lực của Thanh tra Chính phủ và Chính phủ Việt Nam trong công tác theo dõi, báo cáo về thực trạng tham nhũng và phòng, chống tham nhũng (theo yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng)” (sau đây viết tắt là Dự án GI-UNCAC). Dự án theo dự kiến được triển khai trong 04 năm với tổng số vốn dự kiến là 1,725,850 Đô-la, được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Việt Nam. Dự án này sẽ được phối hợp triển khai với một Chương trình khác của Thanh tra Chính phủ nhằm tăng cường năng lực tổng thể ngành Thanh tra đến năm 2014 -  Chương trình POSCIS do nhóm các Đối tác phát triển, bao gồm Thụy Điển, Đan Mạch, Canada, Hà Lan tài trợ.

3. Mục tiêu phát triển của Dự án là: Tăng cường năng lực của Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng, chống tham nhũng theo yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC). Dự án bao gồm 3 mục tiêu cụ thể sau:

1.Tăng cường năng lực quốc gia tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế theo  quy định của UNCAC.

2.Tăng cường năng lực thể chế trong công tác theo dõi, đánh giá thực trạng tham nhũng và các nỗ lực chống tham nhũng theo quy định của UNCAC.

3.Xây dựng cơ chế phối hợp và tăng cường sự tham gia của công chúng trong công tác theo dõi và đánh giá thực trạng tham nhũng, cùng các nỗ lực chống tham nhũng.

4.Thanh tra Chính phủ đã thành lập Ban quản lý các dự án, trong đó 04 cán bộ của Ban sẽ trực tiếp làm việc cho Dự án GI-UNCAC, bao gồm: Quản đốc Dự án quốc gia, Điều phối viên Dự án, Trợ lý Hành chính và Kế toán viên. Tháng 07/2011, Tổng thanh tra đã có Quyết định số 1979/QĐ-TTCP về việc bổ nhiệm Quản đốc dự án giữ chức Phó Giám đốc Ban Quản lý các dự án hợp tác phát triển tăng cường năng lực ngành Thanh tra, phân công làm Phó Giám đốc quốc gia Dự án GI-UNCAC và thôi giữ chức Quản đốc Dự án GI-UNCAC. Với sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức của Ban quản lý như trên, một cán bộ dự án đã được tạm thời phân công đảm nhiệm vị trí Quản đốc dự án cho tới khi Quản đốc dự án mới chính thức được tuyển dụng. Ban quản lý các dự án và UNDP sẽ cùng tiến hành quá trình tuyển dụng.

II. Nhiệm vụ và trách nhiệm

1. Nhiệm vụ: Dưới sự giám sát của Giám đốc Dự án quốc gia, Quản đốc dự án chịu trách nhiệm triển khai dự án theo văn kiện dự án, những kế hoạch đã được phê duyệt, pháp luật Việt Nam và Quy chế chung quản lý chương trình, dự án hợp tác Việt Nam – Liên Hợp Quốc.

2. Trách nhiệm:

- Dưới sự giám sát của Giám đốc dự án quốc gia, Quản đốc dự án chịu trách nhiệm về những công việc hằng ngày của dự án tuân thủ theo Quy chế chung quản lý chương trình, dự án hợp tác Việt Nam – Liên Hợp Quốc, pháp luật Việt Nam, trình tự và thủ tục đã được thỏa thuận giữa UNDP và Ban quản lý các dự án;

- Xây dựng và cập nhật kế hoạch hoạt động của dự án (Kế hoạch năm và Kế hoạch quý), ngân sách, các gói thầu tư vấn để trình Giám đốc dự án quốc gia, Phó Giám đốc dự án quốc gia, UNDP và các cơ quan liên quan theo HPPMG và pháp luật Việt Nam; 

- Làm việc với các Dự án và Chương trình đang được triển khai có liên quan đến việc triển khai Dự án GI-UNCAC, đặc biệt liên quan đến hỗ trợ quốc tế đối với công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam;
- Phối hợp với Ban quản lý Chương trình POSCIS nhằm tìm ra những phương thức cụ thể nhằm thúc đẩy triển khai cả Dự án và Chương trình, đặc biệt về vấn đề nhân sự, kế hoạch, theo dõi và đánh giá và các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm chung;

- Làm việc với các bên liên quan, những cơ quan, đơn vị liên quan, các nhà thầu phụ hoặc các đối tác khác để tiến hành những hoạt động cụ thể;

- Xây dựng những kế hoạch cụ thể và tiến hành hoạt động theo dõi và đánh giá, bao gồm việc thiết lập và rà soát hệ thống chỉ số nhằm thu thập và cập nhật dữ liệu hiện trạng;

- Đề xuất và quản lý việc huy động các đầu vào của Dự án và chịu trách nhiệm trước Cơ quan thực hiện quốc gia;

- Giám sát và hướng dẫn cán bộ dự án và các chuyên gia tư vấn làm việc cho dự án;

- Đảm bảo rằng các hợp đồng ký kết với các cơ quan liên quan và các nhà thầu phụ được xây dựng, thương lượng, ký kết và giám sát, phối hợp việc thực hiện hợp đồng;

- Xây dựng báo cáo, bao gồm báo cáo tiến độ quý, báo cáo năm và báo cáo sáu tháng, báo cáo tài chính và báo cáo kết thúc; Quản đốc dự án quốc gia chịu trách nhiệm đảm bảo các báo cáo được xây dựng đúng tiến độ và chất lượng;

- Đảm bảo đủ ngân sách để giải ngân các hoạt động của dự án một cách hợp lệ; 

- Đảm bảo sổ sách kế toán và các giấy tờ liên quan được lưu giữ;

- Đảm bảo các hoạt động tài chính được minh bạch và tuân thủ quy định của HPPMG và Sổ tay kế toán;

- Đảm bảo việc tuân thủ sổ sách, chứng từ kế toán theo đúng quy định phục vụ cho việc kiểm toán;

- Quản lý và đảm bảo nguồn vật chất của dự án (máy móc, thiết bị v.v...) được tài trợ bởi UNDP.

III. Chế độ báo cáo

Quản đốc dự án quốc gia chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp và thường xuyên với Giám đốc dự án quốc gia, Phó Giám đốc dự án quốc gia.

IV. Tiêu chí tuyển dụng


- Có bằng Cử nhân trở lên trong lĩnh vực Luật, Kinh tế, Quản trị;

- Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực là đối tượng của dự án;

- Có kiến thức và kinh nghiệm quản lý dự án;

- Có kinh nghiệm liên quan đến quản lý dự án hỗ trợ kỹ thuật của UNDP là một lợi thế;

- Kiến thức về các biện pháp và thể chế phòng, chống tham nhũng là một lợi thế;

- Kỹ năng giao tiếp, nghe, nói, đọc, viết Tiếng Anh thành thạo, thuyết trình tự tin bằng cả tiếng Anh và tiêng Việt;

- Kỹ năng quản lý và thiết kế dự án, kỹ năng lãnh đạo, bao gồm khả năng đào tạo, hướng dẫn các đồng nghiệp thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình;

- Kỹ năng quản lý các mối quan hệ và kinh nghiệm làm việc với các đối tác phát triển và các cơ quan Nhà nước;

- Có khả năng xử lý công việc tốt trong môi trường công việc áp lực cao.

V. Bổ nhiệm

Quản đốc Dự án quốc gia sẽ được lựa chọn thông qua quá trình tuyển chọn công khai và mang tính cạnh tranh. Ứng viên được lựa chọn sẽ bắt đầu làm việc cho Ban quản lý các dự án ngay sau khi các thủ tục hòan tất và muộn nhất là ngày 01/11/2011. Lương tháng của Quản đốc sẽ được chi trả từ ngân sách của Nhà tài trợ, phù hợp với Định mức chi tiêu của UN-EU.

BTT

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm