Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thiết lập cơ chế đấu thầu, đặt hàng dạy nghề đặc thù, mũi nhọn

Thứ hai, 14/04/2014 - 16:46

(Thanh tra) - Theo Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, nhu cầu của người trẻ hiện nay không muốn học nghề mà chỉ muốn học đại học, cao đẳng. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề sẽ khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” bằng cách làm tốt phân luồng (có tỷ lệ cụ thể); có cơ chế, chính sách đối với người học nghề, nhà giáo dạy nghề, cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp…

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề sẽ đa dạng hóa hình thức và tổ chức đào tạo nghề . Ảnh minh họa: Internet

Chiều ngày 14/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề.

Khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”

Qua 5 năm thi hành bên cạnh tạo nên một hệ thống pháp luật về dạy nghề tương đối đồng bộ, thống nhất, góp phần thúc đẩy dạy nghề phát triển, một số quy định Luật Dạy nghề không còn phù hợp với thực tiễn như chưa tạo được cơ chế linh hoạt, phù hợp với tính đa dạng, phong phú trong dạy nghề; chưa quy định cụ thể về dạy nghề thường xuyên để lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề và chứng chỉ sơ cấp nghề, trong khi đây là nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đông đảo người học....

Quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động dạy nghề còn chưa cụ thể, doanh nghiệp chưa thực sự là một chủ thể của hoạt động dạy nghề; chính sách đối với cơ sở dạy nghề dạy nghề tư thục còn thiếu, chưa tạo sự bình đẳng trong hoạt động dạy nghề. Các vấn đề về điều kiện, thẩm quyền thành lập các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài; các loại hình sở hữu cơ sở dạy nghề; về hợp tác quốc tế về dạy nghề chưa được Luật điều chỉnh.

Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề sẽ đa dạng hóa hình thức và tổ chức đào tạo nghề, tạo điều kiện cho người học có cơ hội lựa chọn phương thức học tập phù hợp với năng lực và điều kiện cá nhân và học tập suốt đời; đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề, cách thức đánh giá người học; thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề trong quá trình hoạt động dạy nghề; đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động…

Theo đó, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung chính sách đầu tư mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề để tiếp nhận học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học nghề; đáp ứng yêu cầu học nghề của người lao động và phổ cập nghề cho thanh niên; ưu tiên đầu tư tập trung đồng bộ cho các nghề trọng điểm quốc gia, các nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực, thế giới và xây dựng một số trường nghề chất lượng cao.

Đáng chú ý, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung quy định Nhà nước thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng dạy nghề đối với cơ sở dạy nghề hoặc doanh nghiệp theo nhu cầu sử dụng lao động ở những nghề đặc thù, nghề thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn; nghề thị trường lao động có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hoá, do các Bộ, các địa phương quyết định. 

Cùng với đó, để hút doanh nghiệp tham gia dạy nghề, Chính phủ cho rằng cần phải bổ sung chính sách: Doanh nghiệp được trừ để tính thu nhập chịu thuế đối với một số khoản chi liên quan đến hoạt động dạy nghề. “Thuế suất 10% đối với doanh nghiệp khi tham gia xã hội hóa dạy nghề được thực hiện từ năm 2008 nhưng chưa thực sự là đòn bẩy, là động lực để doanh nghiệp tham gia dạy nghề. Qua đánh giá của các chuyên gia, các nhà quản lý, giáo viên và cán bộ doanh nghiệp cho thấy, sự gắn kết giữa doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề vẫn là một trong những hạn chế, bất cập lớn nhất hiện nay cần phải được tháo gỡ”, Tờ trình của Chính phủ lý giải.

Phải tạo bước đội phá trong đào tạo nguồn nhân lực 

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thiếu niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhận định, việc đấu thầu, đặt hàng dạy nghề là một cơ chế hiệu quả. Tuy nhiên, Dự thảo Luật chưa quy định rõ phương thức và quy trình đấu thầu, đặt hàng đào tạo nghề. 

Theo Chủ nhiệm Đào Trọng Thi, phạm vi đấu thầu, đặt hàng chỉ nên tập trung vào những nghề đặc thù, mũi nhọn mà Nhà nước và xã hội cần nhưng khó huy động nguồn lực xã hội hóa; ngoài ra, cần bổ sung cơ chế tài chính đối với hoạt động dạy nghề, nhất là việc bảo đảm kinh phí đào tạo, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ. 

Về cơ bản, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thiếu niên, Thiếu niên và Nhi đồng cũng tán thành với những nội dung sửa đổi, bổ sung để quyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động dạy nghề, song lưu ý phải được xây dựng trên cơ sở mối liên hệ tự nguyện, tự chủ và lợi ích chung, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp và người học để Luật có tính khả thi trong thực tiễn.  

Cũng có ý kiến cho rằng, cần phải làm rõ nội hàm của các khoản đầu tư, chi phí hợp lý của doanh nghiệp để duy trì hoạt động của cơ sở dạy nghề trực tiếp phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tránh việc lợi dụng chính sách ưu đãi cũng như bảo đảm nguồn thu của Nhà nước.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước nhận thấy, Dự thảo Luật chưa có giải pháp cho tình trạng người học đại học quay về học trung cấp, cao đẳng do không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. 

Lo ngại về chất lượng dạy nghề hiện nay, Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Nguyễn Đức Hiền đề cập đến tình trạng chỉ có 10% học sinh tốt nghiệp phổ thông đi học nghề dẫn đến “thừa thầy thiếu thợ”, trong khi đó, cơ chế dạy nghề khiến nhiều người thợ muốn học cao hơn gặp nhiều khó khăn.

Đánh giá dự án tương đối đủ điều kiện trình ra Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai đề nghị làm rõ về danh mục nghề trọng điểm quốc gia để có chủ trương đầu tư đúng, có trọng tâm cho hoạt động dạy nghề, “không thể có đến 112 nghề trọng điểm quốc gia, mà nhiều nghề không biết có ý nghĩa gì đối với sự phát triển như vậy”… Ngoài ra, cần phải làm rõ thêm việc sửa đổi các chính sách có tạo được bước đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực;  đưa mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nghề lên hàng đầu, nhưng phải gắn với thị trường lao động và tái cơ cấu nền kinh tế. 

Dự thảo Luật Dạy nghề thực hiện sửa đổi, bổ sung 37 điều, bỏ 9 điều (trong đó có một chương) trên tổng số 92 điều của Luật Dạy nghề.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm