Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 08/09/2011 - 09:27
(Thanh tra) - … Nhờ hội tụ được một đội ngũ chuyên gia ở trong và ngoài quân đội giàu tài năng và trách nhiệm, hết lòng ủng hộ, giúp đỡ, nên các sự kiện lịch sử trong những cuốn hồi ký của ông rất trung thực, khách quan và khoa học, gây được sự ái mộ và tin cậy. Qua các cuốn hồi ký ấy, người ta không thấy cá nhân ông xuất hiện, chỉ nghe ông kể chuyện và nhận được ở ông những nghĩ suy thấu đáo, những tình cảm đậm đà, ân nghĩa sâu nặng với nhân dân, đất nước, Đảng, Bác Hồ, quân đội, đồng chí, bạn bè, các anh hùng liệt sỹ, các mẹ, chị kiên trung bất khuất… Và, chính điều đó làm cho người đọc càng quý trọng nhân cách văn hoá cao đẹp ở ông.
Về vấn đề bản sắc văn hoá của dân tộc, phải làm, gìn giữ và phát huy như thế nào? Ông thân mật góp ý với anh chị em văn nghệ sỹ và nhấn mạnh 8 chữ “Độc lập, Tự do, Thông minh, Sáng tạo”. Ông trao đổi thêm: “Không có gì quý hơn độc lập tự do đã trở thành bản sắc, truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam ta. Chúng ta nhiều lần mất nước nhưng không bao giờ bị mất bản sắc văn hoá của dân tộc. Chúng ta đã kiên quyết đấu tranh để bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc và rất thông minh sáng tạo đánh thắng kẻ thù xâm lược bằng chính bản sắc văn hoá riêng của dân tộc mình. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, độc lập tự do cho Tổ quốc là nguồn cảm hứng lớn nhất cho văn nghệ sỹ chúng ta. Tuy nhiên, dám đánh nhưng phải biết cách đánh thì mới làm nên chiến thắng. Vì vậy, phải hết sức thông minh và sáng tạo. Không có lĩnh vực nào đòi hỏi phải luôn có tinh thần độc lập, tự do, thông minh và sáng tạo như trên lĩnh vực văn hoá nghệ thuật. Do đó, quá trình hội nhập quốc tế phải rất tránh sính ngoại, lai căng, phải chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài thật kỹ lưỡng, phải thật phù hợp để làm giàu thêm bản sắc, truyền thống văn hoá của dân tộc. Nó đòi hỏi chúng ta phải hết sức nêu cao tinh thần độc lập, tự do, thông minh và sáng tạo thì mới gìn giữ, phát triển được bản sắc văn hoá của dân tộc”.
Theo cách nói của những anh chị em làm công tác văn hoá - nghệ thuật, thì anh Văn là biểu tượng của một tâm hồn văn hoá lớn trong một vị tướng thiên tài, một người cộng sản nhân đạo và khoa học.
Với đức độ, tài năng và uy tín lớn của mình, ở trong nước, ông được bầu làm Chủ tịch danh dự của 3 hội: Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam. Còn ở nước ngoài, có một câu chuyện đầy xúc động và tự hào: Nhiệt liệt hưởng ứng thông điệp của UNESCO, Ấn Độ tổ chức rất trọng thể kỷ niệm 100 năm ngày sinh “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Hồ Chí Minh” (1890 - 1990). Nhận lời mời của Chính phủ Ấn Độ, Nhà nước ta đã cử ông sang dự. Nhân dân Ấn Độ chào mừng ông tưng bừng, nồng nhiệt chưa từng thấy. Đọc diễn văn tại cuộc mít-tinh lớn, Thủ tướng Ấn Độ Chan-đra Xếch-kha hết lời ca ngợi ông và nhấn mạnh: “Là học trò và bạn chiến đấu của Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thể hiện tài năng chiến thuật, sự táo bạo và sáng tạo tuyệt vời. Các chiến dịch do ngài chỉ huy đã trở thành kinh điển, được các nhà quân sự cũng như các học giả nghiên cứu… Mỗi khi người ta ca ngợi những hành động quả cảm và chủ nghĩa anh hùng, thì Điện Biên Phủ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ lại được nhắc đến”… Rồi, trường Đại học tổng hợp Can-cút-ta, một trong những trường đại học lớn nhất và lâu đời nhất của Ấn Độ, được thành lập từ năm 1875, đã trao tặng ông bằng học vị Tiến sỹ danh dự về văn học.
Cuốn sách “Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp với sử học Việt Nam” (do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - Tạp chí Xưa và Nay phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản) đã khắc hoạ sắc nét, tinh tế chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Là một trong những học trò và bạn chiến đấu xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Hồ Chí Minh giáo dục, rèn luyện, Võ Nguyên Giáp không ngừng nỗ lực tự học, tu dưỡng, phấn đấu vươn cao ngang tầm thời đại, trở thành một đại tướng của nhân dân, đại tướng của quân đội cách mạng, một nhà lãnh đạo đất nước tài đức, văn võ song toàn, một nhà văn hoá lớn của Việt Nam nhạy bén về thực tiễn, minh mẫn về chính trị, dũng cảm, trí tuệ về quân sự, sắc sảo về hành chính, uyên thâm về văn hoá, tinh thông về lịch sử và khoa học, gương mẫu về đạo đức…
Sách có câu: Thời thế tạo anh hùng và anh hùng góp phần làm nên lịch sử. Thời đại Hồ Chí Minh đã sản sinh ra biết bao bậc lão thành cách mạng, các nhà yêu nước nổi tiếng được nhân dân yêu quý, kính trọng, biết ơn như những bậc khai quốc công thần, những vị anh hùng dân tộc một lòng vì nước, vì dân, mà Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp là một nhân vật lịch sử như thế.
(Tiếp theo và hết)
Đại tá Hồ Ngọc Sơn
Nguyên Trưởng phòng Thông tấn Quân sự
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức lễ kỷ niệm 130 năm thành lập. Tham dự có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế.
N. Phó
16:05 12/12/2024(Thanh tra) - Sáng 12/12, Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu tại lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống; đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất của Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Hương Giang
15:07 12/12/2024Bùi Bình
13:17 12/12/2024Bùi Bình
12:33 12/12/2024Hải Hà
12:26 12/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh