Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 16/10/2012 - 16:25
(Thanh tra) - Hôm nay (16/10), Thanh tra Chính phủ phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội nghị “Đối thoại chính sách: Doanh nghiệp và thách thức phát triển bền vững”. Hội nghị tập trung làm rõ tính minh bạch và nhất quán trong thực tiến kinh doanh liên quan đến các lĩnh vực đất đai, tín dụng - ngân hàng và thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tham nhũng.
Hội nghị do Thanh tra Chính phủ phối hợp với VCCI tổ chức
Ông Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch VCCI đặt vấn đề: Nhìn nhận lại những kết quả đã đạt được và dự báo những thách thức trong cộng đồng doanh nghiệp đối với mục tiêu phát triển bền vững là hết sức cần thiết. Làm thế nào để chúng ta có thể thúc đẩy hơn nữa các hoạt động phát triển bền vững trong giai đoạn tới; đồng thời, có những điều chỉnh cần thiết đối với những thách thức và phát triển bền vững trong bối cảnh hiện nay.
Hội nghị “Doanh nghiệp và thách thức phát triển bền vững” mở ra diễn đàn để khu vực doanh nghiệp thảo luận, trao đổi trực tiếp cởi mở với các cơ quan Nhà nước hữu quan về những khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình thực hiện các quy định, chính sách, pháp luật liên quan tới các lĩnh vực, đất đai, tín dụng - ngân hàng; thanh tra, kiểm tra và phòng, chống tham nhũng.
Ông Vũ Văn Chiến, Tổng Biên tập Tạp chí Thanh tra cho biết, việc tăng cường đối thoại giữa các cơ quan quản lý với doanh nghiệp hết sức cần thiết. Qua những hoạt động này, cơ quan quản lý có cơ hội nắm bắt được những phản hồi từ thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp để có thể điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung phù hợp với cơ chế, chính sách nhằm tạo dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển.
Tại hội nghị nhiều đại biểu cho rằng, kinh doanh dựa trên nền tảng của các chính sách nhất quán và minh bạch cũng là con đường tất yếu để các doanh nghiệp phát triển bền vững, nâng cao vị thế, uy tín trong cộng đồng, xã hội, môi trường kinh doanh mang tính toàn cầu, cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt.
Các đại biểu nêu rõ những hạn chế trong khả năng tiếp cận thông tin liên quan tới các lĩnh vực đất đai, tín dụng - ngân hàng, thanh tra, kiểm tra, chống gian lận trong kinh doanh và phòng, chống tham nhũng, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong thực tiễn kinh doanh dựa trên nền tảng minh bạch và nhất quán.
Ông Vũ Tiến Vinh, Giám đốc Pháp lý và Tuân thủ, Công ty TNHH ABB Việt Nam chia sẻ, nhất quán và minh bạch là những yếu tố vô cùng quan trọng để có thể giúp các tổ chức, doanh nghiệp giảm thiểu chi phí bất hợp lý, không mất thời gian cho các giao dịch không minh bạch, tạo lập được văn hóa thuân thủ và tôn trọng sự minh bạch trong doanh nghiệp.
Theo thống kê của VCCI, hiện tại khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam dường như còn khá xa lạ với khái niệm minh bạch và nhất quán. Trong khi đó, đối với các công ty đa quốc gia hiện đang hoạt động kinh doanh doanh tại Việt Nam, khái niệm này lại khá phổ biến, các doanh nghiệp này thực sự thực hiện tính nhất quán và minh bạch là một đặc trưng trong phương thức kinh doanh, xác định nó là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
Về dài hạn, chính sách nhất quán và minh bạch sẽ giúp chính doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh, duy trì sự tin cậy của các đối tác, khách hàng, cổ đông... từ đó giúp cải thiện năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm và môi trường kinh doanh nói chung.
Từ thực tế này, doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước cũng nhận diện những bất cập trong chính sách, pháp luật có nguy cơ làm nảy sinh tệ hối lộ, tác động tiêu cực tới tính liêm chính và minh bạch trong hoạt động kinh doanh.
Các đại biểu khuyến nghị cần sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm tăng cường công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Hồng Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ… theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Hương Giang
23:28 11/12/2024(Thanh tra) - Sau khi hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Kinh tế, Tài chính dự kiến sẽ giảm được 22 đầu mối, không còn tổng cục.
Hương Giang
23:23 11/12/2024Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà