Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 09/06/2017 - 10:56
(Thanh tra) - Thảo luận về tình hình kinh tế xã hội sáng 9/6, ĐB Đặng Thuần Phong (Bến Tre), ĐB Ngọ Huy Hiểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ chú trọng giải quyết những vấn đề gây bất an, trăn trở mà nhân dân luôn quan tâm, bức xúc…
ĐB Đặng Thuần Phong (Bến Tre)
Đồng tiền đã làm suy thoái, dẫn dắt chính sách…
Theo ĐB Phong, tình hình kinh tế - xã hội vẫn tồn tại nhiều vấn đề bất an, đáng lo.
Ông nêu: Tại sao chỉ có một mình Chính phủ hành động kiến tạo và liêm chính trong khi đất nước có cả hệ thống chính trị. Chức năng của Chính phủ là kiến tạo, nhưng còn hành động và liêm chính tại sao không mở rộng?
Thứ 2, tham nhũng và lãng phí quá lớn chưa chặn đứng là vấn nạn đưa quốc gia đến bờ vực của sa sút lòng tin. Tiền người dân chắt chiu gom góp trong mồ hôi, nước mắt nhưng tham nhũng nhiều, lãng phí lớn là dấu hiệu hết sức báo động.
Bất an thứ 3 được ĐB nói đến là xuất hiện dấu hiệu mất cân đối ngân sách, tính ổn định bền vững của kinh tế vĩ mô, chuyển biến chậm, các yếu tố tăng trưởng chưa tận dụng hết, đặc biệt là nặng chú trọng đầu tư, hiệu quả đầu tư thấp, nợ công còn cao.
Theo chỉ số thì hiện người dân Việt Nam có thể gánh 1.000 USD và xu hướng còn tăng trong những năm tới.
"Áp lực trả nợ quá lớn, chi đầu tư phát triển chưa cân bằng, chi thường xuyên gần 70%, mức bội chi gấp ba lần tăng trưởng, nghĩa là làm 1 đồng tiêu 3 đồng. Người dân hưởng lợi và tạo sinh kế từ kết quả tăng trưởng GDP chưa như mong muốn", ông Phong nói.
Bất an thứ 4 là thương mại hóa các quan hệ xã hội. Đồng tiền đã chi phối mọi hoạt động và làm phai nhạt tính công tâm của các cơ quan công quyền.
"Đồng tiền đã làm suy thoái, dẫn dắt chính sách và làm đồng thuận cả pháp luật. Minh chứng cho điều này là hiện tượng chạy ở Việt Nam. Trong bụng mẹ là chạy chỗ sinh đẻ, đi học phổ thông các cấp và đại học thì chạy trường, chạy lớp, chạy điểm, tuyển dụng thì chạy chỗ, chạy chức, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, vi phạm pháp luật thì chạy truy tố, chạy án, thậm chí chạy khỏi Tổ quốc, đến nơi Việt Nam chưa ký kết hiệp định dẫn độ để an thân", ông Phong dẫn chứng.
Bất an thứ 5 là dân không thể an tâm khi rừng đã hết, biển gần chết, tài nguyên khoáng sản quốc gia cho các đời sau dần cạn kiệt….
"Đừng vì những lợi ích tức thời mà buông bỏ tương lai dân tộc. Tiền có thể nhiều đến đâu cũng không mua lại được môi trường tươi đẹp đã mất", ông Phong nêu.
Còn bất an thứ 6 là bất an về an toàn cuộc sống. Ăn cơm thì sợ an toàn vệ sinh thực phẩm, bước ra đường thì sợ an toàn giao thông, gặp chuyện bất bình thì không dám can thiệp.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội khẳng định, "mỗi thứ đều do người Việt hại người Việt và từng bước biến sự vô cảm thành vấn đề đạo đức mang tính phổ biến".
Khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp, gay gắt
Còn ĐB Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) thì hết sức “trăn trở” về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
ĐB Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội)
Những năm gần đây Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, MTTQ đã có nhiều chủ trương, giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Tổng Thanh tra cũng trực tiếp tiếp dân theo quy định.
“Nhưng tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo đông người đang đe dọa an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, hiệu lực, hiệu quả của chính quyền các cấp”, ông Hiểu nhấn mạnh, “trên phạm vi cả nước tình hình khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp, có nơi diễn ra gay gắt”.
Số vụ việc khiếu kiện vượt cấp kéo dài chưa có xu hướng giảm.
Ông chỉ ra, có một số vụ việc xuất hiện yếu tố manh động, có sự tiếp tay hỗ trợ, can thiệt rất tinh vi nguy hiểm từ bên ngoài. Nhiều vụ việc người dân bị lôi kéo vào các nhóm tụ tập khiếu kiện đông người mà không có mục đích hay lý do chính đáng…
Nguyên nhân là do một bộ phận công chức thực hiện không đúng, không đầy đủ, không công khai, minh bạch, quan liêu gây bức xúc cho nhân dân; nhận thức của nhiều người ở cấp ủy, nhất là người đứng đầu về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo chưa đúng, chưa đầy đủ, có lúc, có nơi còn “khoán trắng” cho thanh tra.
“Có nơi, cử tri phản ánh 6 tháng liền Chủ tịch UBND cấp huyện không tiếp dân”, ĐB Ngọ Duy Hiểu cho biết.
Thêm vào đó, còn có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, chuyển đơn lòng vòng, trả lời đơn thư thiếu thống nhất. Có nơi, cơ quan chức năng chưa bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân.
“Việc xử lý cán bộ có sai phạm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa nghiêm. Có địa phương, Chủ tịch UBND cấp quận, huyện bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm do sai phạm trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nhưng vẫn tại vị”.
Từ thực tế này, ĐB Ngọ Duy Hiểu cho rằng, thời gian tới, cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là ở cấp cơ sở. Phải coi đây là một trọng tâm công tác, được đầu tư về mọi mặt.
“Cần có chế tài cụ thể và xử lý nghiêm cán bộ vi phạm, không làm hết trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong đánh giá cán bộ, bổ nhiệm cán bộ cần coi kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo là một tiêu chí quan trọng”.
Cũng theo ĐB, cần duy trì chủ động đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân để sớm nắm bắt tâm tư nguyện vọng, bức xúc của nhân dân để tập trung giải quyết.
“Đây là hình thức đối thoại chủ động rất được nhân dân đồng tình ủng hộ nhằm tăng cường quan hệ giữa Đảng, chính quyền với nhân dân, đồng thời giải quyết được rất nhiều công việc trong dân, biến việc to thành nhỏ, việc nhỏ thành không có, thay vì như hiện nay nhiều nơi đối thoại thụ động khi có vụ việc xảy ra”.
Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và làm việc tới 18h30, thay vì nghỉ lúc 17h theo thông lệ.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính