Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tham nhũng là vấn đề bức xúc nhất của xã hội

Thứ sáu, 11/09/2015 - 16:12

(Thanh tra) - “Tham nhũng vẫn là một trong những vấn đề bức xúc nhất của xã hội hiện nay, vẫn là một nguy cơ gây mất ổn định chính trị, xã hội. Dự báo trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố tiêu cực, nguy cơ phát sinh tham nhũng”, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Trần Đức Lượng cho biết như vậy tại phiên họp thứ 21 Ủy ban Tư pháp của Quốc hội sáng ngày 11/9.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho biết, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp. Ảnh: Thảo Nguyên

Tham nhũng trong khu vực công vẫn nghiêm trọng


Theo Phó Tổng TTCP Trần Đức Lượng, thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) tiếp tục được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện và chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng, góp phần xây dựng bộ máy trong sạch, vững mạnh; lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Qua đó, đã có tác dụng phòng ngừa, răn đe nhất định đối với tệ tham nhũng. 

Song tình hình tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp. Tham nhũng trong khu vực công vẫn nghiêm trọng, phổ biến, diễn ra ở nhiều

Tham nhũng tư pháp… xuất hiện

Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hải Phong thông tin thêm, năm nay, tham nhũng trong khối tư pháp đã xuất hiện. Viện Kiểm sát đã giải quyết 34/54 tin tố giác tội phạm tham nhũng (63%), đã khởi tố 7 vụ án, không khởi tố 21 bị can… Tổng thụ lý án tham nhũng hoạt động tư pháp là 12 vụ.

Theo Phó Viện trưởng Nguyễn Hải Phong, tham nhũng bước vào cơ quan tư pháp cho dù mức độ nhỏ nhưng điều này đã ảnh hưởng đến cán cân công lý. Đặc biệt, những đối tựợng này lại là người hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm tố tụng, việc điều tra không hề đơn giản.

ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực. Nhất là, tính chất tham nhũng ngày càng phức tạp, thủ đoạn tinh vi hơn, có tổ chức ngày càng rõ nét hơn, mức độ tham nhũng lớn. Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp có yếu tố nước ngoài, phần nào ảnh hưởng đến nhìn nhận của quốc tế về tình hình tham nhũng ở Việt Nam.

Nạn sách nhiễu, “tham nhũng vặt” còn phổ biến, gây bức xúc trong xã hội. Việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hình thức, hiệu quả thấp. Số vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện chuyển sang cơ quan điều tra tăng hơn so với năm 2014 nhưng còn ít. Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng tuy hàng năm đều có tăng nhưng vẫn thấp so với số tài sản bị chiếm đoạt…

Vì sao phát hiện tham nhũng giảm?

Qua thảo luận, Ủy ban Tư pháp đánh giá, báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm 2015 cơ bản phản ánh được các mặt hoạt động trong công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng; phân tích được một số tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và cũng như đưa ra các giải pháp. 

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng nội dung báo cáo còn chung chung. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Đình Quyền nhận định, công tác PCTN trong năm qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng chưa tương xứng với thực tế. Chính phủ đánh giá tình hình tham nhũng vẫn phức tạp, nghiêm trọng, nhưng số lượng các vụ án tham nhũng, kể cả các vụ án tham nhũng lớn được phát hiện, điều tra, xử lý lại giảm. Việc phát hiện tham nhũng vẫn là khâu yếu đã kéo dài nhiều năm. Nguyên nhân do đâu?

Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, Ủy viên Thường trực Uỷ ban Tư pháp Đỗ Văn Đương, phải chăng các biện pháp tuyên truyền phòng ngừa, phổ biến giáo dục pháp luật thời gian qua đã phát huy hiệu quả hay chúng ta gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác PCTN hoặc có sự chi phối trong điều tra, phát hiện, xử lý? “Cần làm rõ nguyên nhân tại sao lại giảm?”, ông Đương đề nghị. 

Lý giải điều này, Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hải Phong khẳng định: Việc phát hiện, xử lý tham nhũng giảm trong năm qua là do sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành, nhất là các cơ quan bảo vệ pháp luật. Cụ thể, công tác chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra quyết liệt hơn, kiểm tra được nhiều đơn vị hơn; kết quả giải quyết tin tố giác tội phạm tham nhũng cao…

Một vấn đề khác, dư luận hiện cũng đang bức xúc với tình trạng cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, nhất là cán bộ, công chức trong chính cơ quan chống tham nhũng, cơ quan bảo vệ pháp luật. Nhiều ý kiến cho rằng, cần được đánh giá cụ thể điều này, đặc biệt là về mặt chủ quan để tìm ra giải pháp khắc phục phù hợp, có hiệu quả trong thời gian tới.

Tham nhũng gây thiệt hại khoảng trên 950 tỷ đồng

Qua thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, trong năm 2015, ngành Thanh tra đã phát hiện 100 vụ (tăng 46 vụ so với cùng kỳ năm 2014), 172 đối tượng (tăng 85 đối tượng so với cùng kỳ năm 2014) có hành vi tham nhũng và liên quan tham nhũng với số tiền 40,7 tỷ đồng.

Lực lượng cảnh sát điều tra các cấp đã thụ lý điều tra 354 vụ án, 821 bị can phạm tội về tham nhũng, trong đó khởi tố mới 178 vụ, 317 bị can (giảm 78 vụ/276 bị can). Đã kết luận điều tra 198 vụ, 489 bị can; đình chỉ điều tra 4 vụ, 2 bị can; hiện đang điều tra 143 vụ, 407 bị can.

TAND các cấp đã xét xử sơ thẩm 257 vụ, 545 bị cáo về các tội danh tham nhũng (giảm 30 vụ, 130 bị cáo so với năm 2014), trong đó tỷ lệ tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm 41,7% (năm 2014 là 41,2%); số bị cáo được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ chiếm 17,1%, giảm hơn 4% so với năm 2014.

Các vụ án, vụ việc tham nhũng năm 2015 gây thiệt hại khoảng trên 950 tỷ đồng và 9.887m2 đất; đã thu hồi cho Nhà nước trên 505 tỷ đồng, đạt 55,8%, tăng cao so với các năm trước (năm 2013 là 10%, 2014 là 22,3%) và thu hồi được 2.887m2 đất (đạt 29,2%).

Trong năm 2015, đã có 43 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng bị xử lý, trong đó 3 người bị xử lý hình sự; 34 người bị xử lý kỷ luật với hình thức cách chức, khiển trách, cảnh cáo; 6 người đang xem xét các hình thức xử lý.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm