Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ bảy, 15/06/2024 - 16:53
(Thanh tra) - Phát triển nhà ở xã hội; tăng sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép với cao tốc; khoanh nợ, giãn nợ, hạ lãi suất ngân hàng với các khoản nợ của doanh nghiệp… là những giải pháp được Thủ tướng đặt ra để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: N.Bắc
Ngày 15/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng.
Ngành vật liệu xây dựng có doanh thu hàng năm đạt 47 tỷ USD
Theo báo cáo tại hội nghị, hoạt động sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng thời gian qua đã đạt những kết quả lớn.
Sản lượng xi măng, gạch ốp lát thuộc nhóm tốp đầu trên thế giới. Sản xuất thép thô của Việt Nam hiện đứng thứ 13 trên thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN.
Tính chung, ngành vật liệu xây dựng xi măng, sắt thép có tổng giá trị doanh thu hàng năm đạt gần 47 tỷ USD, chiếm khoảng 11 % GDP quốc gia.
Hiện nay nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng trong xây dựng ở nước ta còn rất lớn vì diện tích nhà ở toàn quốc vẫn thấp, tỷ lệ đô thị hoá mới đạt khoảng 43%. Hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn chưa phát triển hoàn thiện.
Bộ Xây dựng cho biết, so với quốc tế, tỷ lệ sử dụng xi măng của nước ta hiện nay trên đầu người còn thấp, mới đạt khoảng 600 kg/người/năm, trong khi Trung Quốc hơn 1.500 kg/người/năm, Hàn Quốc hơn 1.000 kg/người/năm.
Nhưng những năm gần đây, ngành vật liệu xây dựng gặp rất nhiều khó khăn, sản lượng tiêu thụ và doanh thu đều giảm sút.
Thủ tướng chỉ ra, các doanh nghiệp sản xuất vật liêu xây dựng, đặc biệt các doanh nghiệp xi măng đầu tư vốn rất lớn vào dự án sản xuất. Giai đoạn đầu khi mới vận hành nhà máy, các doanh nghiệp phải trả nợ vốn vay, cộng với lãi vay cao, dẫn đến áp lực trả nợ cả gốc và lãi rất lớn.
Do tiêu thụ sản phẩm chậm thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp đã phải dừng một số dây chuyền sản xuất sản phẩm, dẫn đến dòng tiền tài chính để trả nợ cho ngân hàng và chi phí nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất rất khó khăn.
Cạnh đó, nhiều nhà máy vật liệu xây dựng, đặc biệt là nhóm xi măng sản xuất không hiệu quả, thua lỗ, dẫn đến nợ xấu. Tình trạng buôn lậu, giân lận thương mại, hàng giả hàng nhái liên quan tới vật liệu xây dnựg chưa được giải quyết triệt để.
Quát triệt quan điểm “phát triển ngành xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng phải hiệu quả, bền vững”, Thủ tướng nêu loạt nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới.
Ông yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng ổn định sản xuất và mở rộng thị trường.
Có chính sách ưu đãi cụ thể trong sản xuất xi măng
Bên cạnh đẩy mạnh đầu tư công, là tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, nhà ở. Thủ tướng đặc biệt lưu ý tăng cường triển khai Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, nhà ở công nhân trong khu công nghiệp và các chương trình, dự án xây dựng nhà ở khác.
“Đây là giải pháp căn cơ, toàn diện, nhân văn, có hiệu quả ngay, tạo đồng thuận cao trong xã hội và trong nhân dân”, Thủ tướng nói.
Tăng tỷ lệ lựa chọn phương án sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép với các dự án đường bộ cao tốc, đặc biệt là ở những vùng có yêu cầu thoát lũ, vùng đất yếu và những vùng thiếu vật liệu đắp nền đường như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là giải pháp tiếp theo được Thủ tướng lưu ý.
Ông cũng yêu cầu sử dụng công nghệ gia cố đất bằng xi măng trong xây dựng đường bộ để nâng cao chất lượng, tuổi thọ đường, đồng thời sử dụng nguồn xi măng trong nước.
Song song là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn để giảm giá thành, nâng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm; chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái; có rào cản kỹ thuật để giảm nhập khẩu, nâng cao chất lượng, tạo cạnh tranh tốt hơn.
Với doanh nghiệp, Thủ tướng đề nghị tái cấu trúc quản trị, tài chính, đầu tư và nguyên liệu đầu vào để nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính cạnh tranh của sản phẩm.
Để gỡ khó về tài chính, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát, đánh giá, sửa đổi các quy định về khoanh nợ, giãn nợ, hạ lãi suất ngân hàng với các khoản nợ của các doanh nghiệp ngành Vật liệu xây dựng cho phù hợp với năng lực thực hiện nghĩa vụ tài chính hiện nay.
Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng xây dựng, ban hành chính sách ưu đãi cụ thể đối với các nhà máy sản xuất xi măng và các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng khác khi sử dụng các loại nhiên liệu thay thế từ rác thải và sử dụng các nguyên liệu thay thế là phế thải của các ngành công nghiệp như tro xỉ, thạch cao nhân tạo… trong sản xuất xi măng.
Người đứng đầu Chính phủ giao Bộ Xây dựng nghiên cứu thực hiện biện pháp về phòng vệ thương mại, chống bán phá giá đối với các sản phẩm gạch ốp lát, sứ vệ sinh và kính xây dựng nhập khẩu, bảo đảm phù hợp với những quy định trong tự do thương mại của WTO.
Ngoài ra, các bộ, ngành nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách thuế để khuyến khích sản xuất trong nước và hạn chế nhập khẩu, bảo đảm tính cạnh tranh và phù hợp với các cam kết quốc tế.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ… theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Hương Giang
23:28 11/12/2024(Thanh tra) - Sau khi hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Kinh tế, Tài chính dự kiến sẽ giảm được 22 đầu mối, không còn tổng cục.
Hương Giang
23:23 11/12/2024Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà