Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 31/10/2018 - 21:07
(Thanh tra) - Lần đầu tiên trả lời chất vấn, tân Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, “cần có chế tài xử lý người đưa thông tin sai trên mạng xã hội. Mạng xã hội bây giờ không phải ảo nữa mà là thật rồi cho nên chúng ta không nên bỏ trống trận địa này”.
Tân Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn
Tin xấu, độc, lừa đảo qua mạng ngày càng phức tạp…
Tại phiên chất vấn ngày 31/10, đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) Đinh Duy Vượt (Gia Lai) gửi đến tân Bộ trưởng TT&TT câu hỏi về quản lý Nhà nước trên môi trường mạng hiện nay.
Theo ĐB Đinh Duy Vượt, thực trạng các thông tin sai sự thật, xuyên tạc, tin độc, tin bẩn, hình ảnh phản cảm, lợi dụng mạng để cá độ, đánh bạc ngàn tỷ, rửa tiền, rồi lừa đảo qua mạng đang diễn ra ngày càng phức tạp, gây hậu quả lớn về kinh tế xã hội, đạo đức, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
“Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo, Bộ TT&TT đã tập trung xử lý giải quyết tuy nhiên vấn đề trên vẫn là vấn đề nóng, lo lắng, bất an cho gia đình, xã hội và đất nước. Bộ trưởng cho biết những giải pháp đột phá. Bộ trưởng có cam kết ngăn chặn, xử lý kịp thời vấn đề trên?”, ông Đinh Duy Vượt đặt câu hỏi.
Trả lời câu hỏi của các ĐB, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, câu chuyện thông tin sai trên mạng xã hội là câu chuyện toàn cầu, kể cả nước lớn như Mỹ hay nhỏ như Timor Leste cũng bị và càng ngày càng nặng hơn.
Đi vào giải pháp, Bộ trưởng TT&TT cho rằng, thứ nhất chúng ta phải định nghĩa tường minh thế nào là thông tin sai bằng pháp luật và cái này phải sửa một số quy định pháp luật.
“Phải có công cụ giám sát, phân tích, đánh giá tức là phải dùng pháp luật. Một ngày trên mạng xã hội tiếng Việt có 100 triệu thông tin nên chúng ta không thể dùng người được.
Hiện nay Bộ TT&TT bước đầu xây dựng trung tâm quốc gia về giám sát an toàn thông tin trên không gian mạng. Có thể đọc được 100 triệu tin/ngày để phân tích, đánh giá, phân loại”, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.
Cũng theo Bộ trưởng, phải có công cụ quét rác. Đây cũng là câu chuyện vừa pháp luật, vừa công nghệ. Cần chỉ ra một đầu mối xử lý vấn đề này thì Chính phủ phải ra quyết định. Công cụ quét rác, dọn dẹp là kỹ thuật công nghệ có thể làm được.
Bộ trưởng nêu cái khó là, có những mạng xã hội xuyên biên giới, họ cung cấp từ nước ngoài vào Việt Nam nên phải mạnh tay hơn về việc yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tuân thủ luật pháp Việt Nam, đặc biệt các yêu cầu về gỡ bỏ thông tin….
“Cần có chế tài xử lý người đưa thông tin sai trên mạng xã hội. Mạng xã hội bây giờ không phải ảo nữa mà là thật rồi cho nên chúng ta không nên bỏ trống trận địa này”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
“Ra khỏi hội trường QH, có thể mua được sim rác ngay”
Quan tâm đến nạn sim rác, theo ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận), từ đầu nhiệm kỳ QH khóa 13 và khóa này, ĐB chất vấn rất nhiều lần Bộ TT&TT vấn đề này. Sau những giải pháp của Bộ, nạn sim rác vẫn còn tồn tại.
ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận)
ĐB Nguyễn Sỹ Cương đặt câu hỏi tới Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng là có thể chấm dứt được nạn sim rác không?
Về vấn đề này, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, vấn đề gốc là phải có 1 cơ sở dữ liệu công dân chính xác, phải xác định mối quan hệ giữa người đến đăng ký gắn vào sim và gắn vào chứng minh thư nhân dân (CMTND).
“CMTND hiện nay nhiều nước cài vào đó thông tin ID duy nhất, ảnh, vân tay. Khi người đến đăng ký thì chìa CMTND ra, cắm vào máy là hiện lên vân tay và ảnh.
Công ty cung cấp sim đó chỉ cần chụp ảnh và so với cơ sở dữ liệu ấy, nếu ảnh đó trùng với ảnh trong CMTND thì đây đúng là người sở hữu CMTND đấy”, Bộ trưởng nhấn mạnh, đây là giải pháp căn cơ nhất.
Tuy đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của Bộ trưởng lần đầu tiên ra mắt QH, cũng như đồng tình “không có không gian ảo”, ĐB Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) tranh luận lại: “Thời ông Nguyễn Bắc Son, ông Trương Minh Tuấn, ĐBQH đã hỏi vấn đề sim rác nhưng đến nay sim rác vẫn tiếp diễn, tất nhiên mức độ có giảm hơn”, ông Nguyễn Thanh Hồng nói và cho rằng, “tin độc, tin xấu, tin vu khống, tống tiền, phỉ báng… đều bắt đầu từ sim rác”.
ĐB Nguyễn Thanh Hồng thẳng thắn nêu, “ra khỏi hội trường QH này, chúng ta có thể mua được sim rác ngay”. Cho nên, theo ông, nếu chờ đến khi có cơ sở dữ liệu về dân cư hoàn thiện mới làm được vấn đề này thì quá bị động trong việc bảo vệ các Bộ trưởng, ĐBQH.
ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương cũng tranh luận lại. “Tình trạng sim rác tồn tại khá tràn lan. Vậy cách xử lý như thế nào với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước?”, ông Nguyễn Sỹ Cương nêu vấn đề.
Hương Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương