Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 06/09/2021 - 22:34
(Thanh tra) - Chiều tối ngày 6/9, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an và Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức, Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã trả lời báo chí về việc lực lượng quân đội, công an tham gia hỗ trợ TP HCM và các tỉnh, thành phía Nam chống dịch.
Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an. Ảnh: Đ.X
“Sự hiện diện của quân đội, công an tham gia chống dịch đã quá rõ ràng rồi”, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng - Người phát ngôn Bộ Công an nói.
Rất nhiều chiến sĩ công an 3 tháng nay không nghỉ ngơi
Theo Trung tướng Tô Ân Xô, trước tình hình dịch bệnh cấp bách, các lực lượng tại chỗ dù đã nỗ lực hết sức vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu, nên Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã điều động lực lượng vào Nam để hỗ trợ.
Từ khi xảy ra đợt dịch thứ 4 đến nay, công an các địa phương phía Nam đã huy động tối đa lực lượng tham gia chống dịch với hơn 100.000 lượt chiến sĩ trên tất cả các trận tuyến. “Rất nhiều chiến sĩ đã 3 tháng nay không nghỉ ngơi, hầu như làm 24/24”, ông Tô Ân Xô cho hay.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công an cũng đã điều động hơn 5.000 cán bộ chiến sĩ, hơn 2.500 học viên trường công an tham gia bảo đảm an ninh trật tự, hỗ trợ nhân dân; hơn 600 cán bộ y tế tham gia điều trị COVID -19 tại các bệnh viện TP HCM và các bệnh viện dã chiến của công an.
Mới đây, hơn 900 cán bộ chiến sĩ công an và các lực lượng cũng vào hỗ trợ 3 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An phòng, chống dịch.
“Công an chúng tôi nỗ lực hết sức làm tất cả mọi việc để ngăn chặn phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội cho người dân”, Trung tướng Tô Ân Xô nhấn mạnh.
Ông cho biết thêm, Bộ Công an đã nhìn thấy được những “tiềm ẩn” về vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội sau khi dịch bệnh giảm, nên cũng đã triển khai các kế hoạch.
Quân đội chủ động tìm đến để hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân
Về phía quân đội, theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Đức, Cục trưởng Cục Tuyên huấn, trước tình hình diễn biến phức tạp dịch bệnh ở TP HCM và các tỉnh phía Nam, Bộ Quốc phòng đã điều động trên 120 nghìn cán bộ, chiến sỹ và dân quân tự vệ để hỗ trợ cho địa phương.
Bộ Quốc phòng cũng chỉ đạo duy trì khoảng 1.900 tổ chốt trên các tuyến biên giới để kiểm soát chặt chẽ xuất nhập cảnh; huy trì hàng nghìn tổ chốt trong nội địa để làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phục vụ cách ly tập trung, phong tỏa…
Cùng với đó, triển khai 190 khu cách ly tập trung, các đơn vị, nhiều doanh trại bảo đảm ăn, ở cho khoảng 290 nghìn lượt người; kịp thời điều động hàng nghìn y bác sỹ, kỹ thuật viên và 600 tấn vật tư trang thiết bị y tế, thuốc men để chi viện cho TP HCM và các tỉnh phía Nam.
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng đã thành lập 11 bệnh viện dã chiến với quy mô khoảng 6 nghìn giường bệnh để trực tiếp chia sẻ hỗ trợ, giảm áp lực cho hệ thống y tế của địa phương; triển khai trên 600 tổ quân y về các trạm y tế phường, xã; tổ chức 8 kho bảo quản vaccine ở tại 7 quân khu và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, đồng thời vận chuyển, phân phối khoảng 112 tấn vaccine để góp phần đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng trên phạm vi cả nước.
“Với tinh thần quân đội sẽ chủ động tìm đến để hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân, Bộ Quốc phòng đã tổ chức tăng cường hàng trăm lượt tổ quân y để tiêm vaccine, các tổ hồi sức cấp cứu, tổ cơ động tham gia xét nghiệm, thu dung, điều trị cho hàng chục nghìn lượt bệnh nhân.
Tổ chức vận chuyển hàng nghìn tấn nông sản, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm đến tận nơi ở của hộ gia đình nhân dân”, Thiếu tướng Đức nói và nhắc đến việc người dân đã vẽ bức tranh vui về anh bộ đội giúp dân đi chợ, giúp dân các công việc thiết yếu.
Nhiều chiến sỹ có người thân mất, vợ con nhiễm bệnh không về được vì nhiệm vụ
Cũng theo Thiếu tướng Đức, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhiều cán bộ, chiến sỹ có người thân mất, vợ con nhiễm bệnh nhưng không về được. Nhiều y bác sĩ quân y, trong đó có nhiều nữ bác sĩ có con nhỏ sau khi hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ cho Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương tiếp tục xung phong lên đường hỗ trợ TP HCM và các tỉnh phía Nam.
“Không có đồng chí nào có kêu ca, phàn nàn hay thoái thác nhiệm vụ. Nhiều đồng chí trong quá trình giúp dân phòng chống dịch bệnh đã bị nhiễm bệnh, hi sinh. Điều này, thể hiện quyết tâm, trách nhiệm của chiến sĩ quân đội đối với sức khỏe, tính mạng của nhân dân trong thời điểm khó khăn”, Thiếu tướng Đức nhấn mạnh.
Thời gian tới, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp trong toàn quân cũng đã xây dựng các phương án cụ thể, kể cả ở những phương án ở cấp độ cao hơn.
“Tham gia phòng chống dịch bệnh không chỉ địa bàn TP HCM và các tỉnh phía Nam mà còn sẵn sàng triển khai ở các địa bàn khác trên phạm vi cả nước nếu như có tình huống dịch bệnh xảy ra”, Cục trưởng Cục Tuyên huấn cho biết, Bộ Quốc phòng xác định đây là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình, là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong thời điểm hiện nay.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh