Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm 50 chức danh

Thứ sáu, 14/11/2014 - 08:11

(Thanh tra)- Một trong những hoạt động quan trọng của Quốc hội (QH) tại kỳ họp thứ 8 là tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với 50 chức danh do QH bầu và phê chuẩn. Không giống lần đầu (tháng 6/2013), lần này QH lấy phiếu tín nhiệm trong một phiên họp kín vào sáng mai (15/11). Kết quả sẽ được công bố ngay buổi chiều cùng ngày.

Qua thời gian thực hiện, có thể khẳng định chủ trương lấy phiếu tín nhiệm là hoàn toàn đúng đắn, cần thiết. Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm trong thời gian qua, nhìn chung, được tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ.

Nhất là, lấy phiếu tín nhiệm là một kênh thông tin đánh giá cán bộ, có tác dụng kịp thời cảnh báo, nhắc nhở để cán bộ tự soi mình, phát huy ưu điểm, tự sửa chữa khuyết điểm, góp phần ngăn ngừa sự thoái hóa, biến chất, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đồng thời cũng là biện pháp tốt để quản lý và bảo vệ cán bộ.

Ngay tại phiên khai mạc kỳ họp này, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, “lần thứ hai QH thay mặt cử tri và đồng bào cả nước thực hiện việc đánh giá tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy nhà nước. Với ý thức trách nhiệm và sự chuẩn bị chu đáo, kỹ càng, QH tin tưởng sẽ hoàn thành tốt trách nhiệm hệ trọng này trước nhân dân, trước Đảng và Nhà nước”.

Theo kế hoach, hôm nay (14/11), Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng sẽ báo cáo một số vấn đề về việc lấy phiếu tín nhiệm. Tiếp đó, QH sẽ biểu quyết danh sách những người được QH lấy phiếu tín nhiệm và thảo luận ở đoàn.

Đầu phiên họp sáng mai (15/11), Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc sẽ trình bày báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở đoàn về việc lấy phiếu tín nhiệm. Sau đó, QH sẽ bầu ban kiểm phiếu và tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với từng chức danh.Việc công bố kết quả kiểm phiếu sẽ diễn ra vào cuối chiều cùng ngày và nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm cũng sẽ được QH thông qua ngay sau đó.

Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, báo cáo công tác của những người được lấy phiếu lần này làm theo mẫu rõ ràng hơn cả về hình thức, cấu trúc, quy định số trang trình bày để tránh tình trạng người viết quá dài như một bản báo cáo thành tích của ngành, người lại ghi quá ngắn, khó cho phần đánh giá của đại biểu như ở lần thứ nhất.

Trong lần lấy phiếu tín nhiệm lần đầu, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân có số phiếu tín nhiệm cao nhiều nhất (372 phiếu). Trong khi đó, người có số phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình (209 phiếu). Người đứng thứ hai về số phiếu tín nhiệm thấp là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận (177 phiếu).

Bên hành lang QH, nhiều ĐB cho rằng, để bỏ phiếu chính xác, khách quan rất cần nhiều thông tin cụ thể và từ nhiều kênh chứ không chỉ “bo bo” báo cáo của người được lấy phiếu...

ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương: Phiếu tín nhiệm làm nhiều ngành chuyển biến

Tôi nghĩ rằng việc lấy phiếu tín nhiệm nên duy trì. Tuy chế định này không phải là mới, nhưng cũng mới thực hiện và đã thấy vai trò, tác dụng của nó khá tốt. Tất nhiên, lấy phiếu tín nhiệm không phải là giải pháp duy nhất để nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như hiệu quả trong điều hành quản lý của Nhà nước.

ĐB Trần Ngọc Vinh: “Không thể khuyết điểm lại đổ cho tập thể”

Còn thực sự có những việc không thể ngày một ngày hai giải quyết được như y tế, giáo dục. Cấm dạy thêm, học thêm rồi mà trên thực tế vẫn diễn ra, hay biến chứng gây chết người khi tiêm chủng... Tôi tin Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đều không muốn để xảy những việc đó. Cho nên phải đánh giá khách quan trên cơ sở có vướng ở cơ chế chính sách không.

Cũng phải nói thêm rằng, những bản báo cáo của các vị được lấy phiếu tín nhiệm lần này rất quan trọng, nhưng làm khách sáo, hoặc để văn phòng làm cho mà không đọc lại, ĐB phát hiện ngay lỗi. Trong kỳ này, nếu những báo cáo không thực tế, nhận trách nhiệm chung chung, sẽ bị ĐB cho điểm thấp, không thể cứ thành tích thì cá nhân, khuyết điểm lại đổ cho tập thể.

ĐB Dương Trung Quốc: Đủ dữ liệu, bỏ phiếu mới không cảm tính

Bản thân tôi là ĐBQH được tham gia bỏ phiếu cũng rất cân nhắc. Mình không có đủ dữ liệu, vì chỉ qua dư luận xã hội, chỉ qua báo chí nên không đủ thông tin để thực hiện quyền lực của mình theo đòi hỏi, mong muốn của người dân. Ví dụ, quan trọng nhất của chống tham nhũng là phải kiểm soát được tài sản, phải giám sát được phương thức thanh toán của xã hội. Lâu nay, ta vẫn duy trì cách dùng đồng tiền như hiện nay thì không có cách gì có thể ngăn chặn được. Cho nên, phải có một cơ sở dữ liệu thật tốt, khi đó, người bỏ phiếu mới cảm thấy điều mình làm là có trách nhiệm, không cảm tính. Nếu không đi theo điều đó thì quyết định của mỗi ĐB ở lá phiếu chỉ có thể thỏa mãn phần nào ý muốn của dân chúng, nhưng tính chính xác thì tôi rất e ngại.

ĐBQH Nguyễn Anh Sơn: “Tín nhiệm và tín nhiệm cao sẽ nhiều hơn”

Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc:

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm