Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 17/04/2024 - 21:33
(Thanh tra) - Dự kiến kỳ họp 7 tới đây, Quốc hội sẽ họp tập trung theo 2 đợt để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Đ.X
Chiều 17/4, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Khối lượng công việc rất lớn
Khối lượng công việc trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 7 là rất lớn, theo Chủ tịch Quốc hội.
Đến nay một số nội dung vẫn chưa có tờ trình, báo cáo và hồ sơ kèm theo. Ông Vương Đình Huệ đề nghị các cơ quan báo cáo làm rõ tiến độ.
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự kiến tại kỳ họp 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Ngoài ra, còn có 20 nhóm nội dung được các cơ quan gửi báo cáo để đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu.
Với khối lượng công việc như vậy, dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 26 ngày; khai mạc vào ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào sáng ngày 27/6.
Quốc hội sẽ họp tập trung và kỳ họp tiến hành theo 2 đợt: Đợt 1 là 17 ngày (20/5 - 8/6) và đợt 2 là 9 ngày (17/6 - 27/6).
Trước ý kiến đề nghị giảm 0,5 ngày (xuống còn 2 ngày) với hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, ông Cường nhấn mạnh, theo quy định thì thời gian chất vấn tại kỳ họp hằng năm ít nhất là 3 ngày.
Tại các kỳ họp gần đây, Quốc hội đều dành 2,5 ngày cho hoạt động này và qua đánh giá của các Đoàn đại biểu Quốc hội thì việc bố trí này là phù hợp. Do đó, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị giữ nguyên thời gian 2,5 ngày để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp 7 như dự kiến.
Ngoài các phiên (khai mạc, bế mạc, thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, chất vấn) được truyền hình, phát thanh trực tiếp theo quy định, Tổng Thư ký Quốc hội đề xuất bố trí phát thanh, truyền hình trực tiếp phiên: Giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 43 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình Phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.
Tổng Thư ký Quốc hội cũng đề xuất bố trí truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam phiên thảo luận ở hội trường một số dự án luật, báo cáo có tác động lớn, được cử tri và Nhân dân quan tâm.
Đơn cử, 6/10 dự án luật dự kiến trình Quốc hội thông qua, gồm: Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô sửa đổi; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi.
Nhiều dự án luật dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu, báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 6 cũng được đề xuất truyền hình, phát thanh trực tiếp.
Đại biểu than phiền nhiều việc chậm gửi tài liệu
“So với kỳ họp trước, Chính phủ có chuyển động tốt hơn để hồ sơ được chuẩn bị đảm bảo chất lượng và kịp thời”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nói.
Đồng tình với đánh giá khối lượng công việc tại kỳ họp 7 là rất lớn, Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ phải trình Quốc hội trên 50 hồ sơ, hiện Chính phủ đã chuẩn bị xong 27 hồ sơ.
Trên tinh thần phiên làm việc hôm nay, Chính phủ sẽ tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan phối hợp hoàn thành tốt nhiệm vụ, ông Khái khẳng định.
Kết luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các cơ quan đề cao trách nhiệm, nỗ lực, quyết tâm cao nhất để chuẩn bị nội dung kịp thời; sớm gửi hồ sơ để đại biểu Quốc hội có thời gian nghiên cứu.
“Tình trạng gửi chậm tài liệu kỳ họp vừa rồi đại biểu than phiền nhiều, nên nội dung nào đã có ý kiến của Chính phủ, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kết luận rồi thì đôn đốc, cái nào có trước gửi trước và gửi càng sớm càng tốt”, ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, tới thời điểm này không còn thời gian để xem xét thêm các nội dung khác.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân