Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khảo sát mô hình sản xuất lúa gạo, cá tra

Thứ bảy, 19/01/2013 - 16:58

Ngày 19/1, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khảo sát một số mô hình sản xuất cá tra và lúa gạo có áp dụng khoa học và công nghệ, đem lại hiệu quả kinh tế cao tại thành phố Long Xuyên và huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn công tác Chính phủ thăm nhà máy chế biến lúa gạo xuất khẩu Thoại Sơn tại ấp Sơn Lập, xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. - Ảnh: VGP/Từ Lương

An Giang là địa phương cuối cùng tại đồng bằng sông Cửu Long mà Đoàn công tác của Chính phủ tới khảo sát các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nhằm cụ thể hóa yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng với chi phí thấp tại các tỉnh miền Tây Nam bộ.

Thăm nhà máy sản xuất lúa gạo Thoại Sơn thuộc Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật An Giang, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con nông dân. Bà con cho biết cuộc sống người dân nơi đây đã thay đổi rất cơ bản trong thời gian qua, lý do chủ yếu là người nông dân được hướng dẫn sản xuất, thu mua lúa gạo theo mô hình cánh đồng mẫu lớn. Từ thực tế sinh động này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành những cơ chế, chính sách mới, sát hợp với thực tế nhằm nâng cao giá trị hạt gạo và nghề trồng lúa, nâng cao thu nhập, hạn chế rủi ro cho người nông dân.  Lãnh đạo Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật An Giang báo cáo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về mô hình cánh đồng mẫu lớn. - Ảnh: VGP/Từ Lương Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục các sản phẩm quốc gia, trong đó có sản phẩm lúa gạo. Phó Thủ tướng đề nghị, từ lợi thế đó, An Giang cũng như đồng bằng sông Cửu Long cần tập trung sản xuất sản phẩm này trong thời gian tới. Nhận định An Giang có nhiều cơ hội lớn để đột phá trong sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, Phó Thủ tướng đề nghị Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật An Giang nghiên cứu, sớm có giải pháp cụ thể để nhân rộng mô hình nói trên tại đồng bằng sông Cửu Long. Công ty cũng cần nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường quốc tế, từ đó mở rộng thị trường, tránh bị ép giá, cùng người nông dân triển khai thực hiện bảo hiểm sản phẩm lúa gạo, tránh rủi ro cho nhà nông. Phó Thủ tướng mong muốn mô hình thành công này của An Giang tiếp tục được triển khai hiệu quả hơn, góp phần nhân rộng ra cả nước.  Phó Thủ tướng thăm trang trại nuôi cá tra xuất khẩu của công ty NTACO tại ấp Long Hưng, xã Mỹ Thới, Long Xuyên, An Giang. - Ảnh: VGP/Từ Lương Phó Thủ tướng cũng khảo sát mô hình nuôi cá tra năng suất cao tại công ty NTACO ấp Long Hưng, xã Mỹ Thới, thành phố Long Xuyên. Đây là mô hình ứng dụng khoa học, công nghệ bài bản, đem lại hiệu quả kinh tế lên tới hàng trăm tỷ đồng/mùa. Phó Thủ tướng đánh giá đây là mô hình chuỗi giá trị liên kết sản xuất nông nghiệp bền vững, hỗ trợ nông dân rất hiệu quả. Chính phủ sẽ sớm ban hành Nghị định về cá tra, đề nghị các doanh nghiệp cá tra nghiên cứu, tiến tới đa dạng hóa các sản phẩm từ cá tra, theo khẩu vị của từng thị trường khác nhau, không chỉ xuất khẩu cá tra tươi như hiện nay. Nhìn rộng ra, Phó Thủ tướng cho rằng nông nghiệp miền Tây Nam bộ cần gắn kết chặt chẽ hơn với khoa học, công nghệ để phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn, bền vững hơn.  Một ao nuôi cá tra rộng 8.000m2 sẽ đem lại lợi nhuận khoảng 8 tỷ đồng/mùa cho các doanh nghiệp. - Ảnh: VGP/Từ Lương   Sau 8 tháng nuôi, một ao cá tra rộng 8.000m2, sâu 4m, mật độ 45 con/m2 được đầu tư đúng tiêu chuẩn có thể đem lại lợi nhuận khoảng 8 tỷ đồng. Tuy nhiên, nuôi cá tra đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn, kinh nghiệm và điều kiện thời tiết thuận lợi. Hiện mỗi doanh nghiệp nuôi cá tra xuất khẩu tại An Giang thường đầu tư khoảng 15 đến 20 ao cá như trên.  (Theo Chinhphu.vn)

Thăm nhà máy sản xuất lúa gạo Thoại Sơn thuộc Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật An Giang, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con nông dân. Bà con cho biết cuộc sống người dân nơi đây đã thay đổi rất cơ bản trong thời gian qua, lý do chủ yếu là người nông dân được hướng dẫn sản xuất, thu mua lúa gạo theo mô hình cánh đồng mẫu lớn. Từ thực tế sinh động này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành những cơ chế, chính sách mới, sát hợp với thực tế nhằm nâng cao giá trị hạt gạo và nghề trồng lúa, nâng cao thu nhập, hạn chế rủi ro cho người nông dân.  Lãnh đạo Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật An Giang báo cáo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về mô hình cánh đồng mẫu lớn. - Ảnh: VGP/Từ Lương Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục các sản phẩm quốc gia, trong đó có sản phẩm lúa gạo. Phó Thủ tướng đề nghị, từ lợi thế đó, An Giang cũng như đồng bằng sông Cửu Long cần tập trung sản xuất sản phẩm này trong thời gian tới. Nhận định An Giang có nhiều cơ hội lớn để đột phá trong sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, Phó Thủ tướng đề nghị Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật An Giang nghiên cứu, sớm có giải pháp cụ thể để nhân rộng mô hình nói trên tại đồng bằng sông Cửu Long. Công ty cũng cần nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường quốc tế, từ đó mở rộng thị trường, tránh bị ép giá, cùng người nông dân triển khai thực hiện bảo hiểm sản phẩm lúa gạo, tránh rủi ro cho nhà nông. Phó Thủ tướng mong muốn mô hình thành công này của An Giang tiếp tục được triển khai hiệu quả hơn, góp phần nhân rộng ra cả nước.  Phó Thủ tướng thăm trang trại nuôi cá tra xuất khẩu của công ty NTACO tại ấp Long Hưng, xã Mỹ Thới, Long Xuyên, An Giang. - Ảnh: VGP/Từ Lương Phó Thủ tướng cũng khảo sát mô hình nuôi cá tra năng suất cao tại công ty NTACO ấp Long Hưng, xã Mỹ Thới, thành phố Long Xuyên. Đây là mô hình ứng dụng khoa học, công nghệ bài bản, đem lại hiệu quả kinh tế lên tới hàng trăm tỷ đồng/mùa. Phó Thủ tướng đánh giá đây là mô hình chuỗi giá trị liên kết sản xuất nông nghiệp bền vững, hỗ trợ nông dân rất hiệu quả. Chính phủ sẽ sớm ban hành Nghị định về cá tra, đề nghị các doanh nghiệp cá tra nghiên cứu, tiến tới đa dạng hóa các sản phẩm từ cá tra, theo khẩu vị của từng thị trường khác nhau, không chỉ xuất khẩu cá tra tươi như hiện nay. Nhìn rộng ra, Phó Thủ tướng cho rằng nông nghiệp miền Tây Nam bộ cần gắn kết chặt chẽ hơn với khoa học, công nghệ để phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn, bền vững hơn.  Một ao nuôi cá tra rộng 8.000m2 sẽ đem lại lợi nhuận khoảng 8 tỷ đồng/mùa cho các doanh nghiệp. - Ảnh: VGP/Từ Lương   Sau 8 tháng nuôi, một ao cá tra rộng 8.000m2, sâu 4m, mật độ 45 con/m2 được đầu tư đúng tiêu chuẩn có thể đem lại lợi nhuận khoảng 8 tỷ đồng. Tuy nhiên, nuôi cá tra đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn, kinh nghiệm và điều kiện thời tiết thuận lợi. Hiện mỗi doanh nghiệp nuôi cá tra xuất khẩu tại An Giang thường đầu tư khoảng 15 đến 20 ao cá như trên.  (Theo Chinhphu.vn)

Thăm nhà máy sản xuất lúa gạo Thoại Sơn thuộc Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật An Giang, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con nông dân. Bà con cho biết cuộc sống người dân nơi đây đã thay đổi rất cơ bản trong thời gian qua, lý do chủ yếu là người nông dân được hướng dẫn sản xuất, thu mua lúa gạo theo mô hình cánh đồng mẫu lớn. Từ thực tế sinh động này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành những cơ chế, chính sách mới, sát hợp với thực tế nhằm nâng cao giá trị hạt gạo và nghề trồng lúa, nâng cao thu nhập, hạn chế rủi ro cho người nông dân.  Lãnh đạo Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật An Giang báo cáo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về mô hình cánh đồng mẫu lớn. - Ảnh: VGP/Từ Lương Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục các sản phẩm quốc gia, trong đó có sản phẩm lúa gạo. Phó Thủ tướng đề nghị, từ lợi thế đó, An Giang cũng như đồng bằng sông Cửu Long cần tập trung sản xuất sản phẩm này trong thời gian tới. Nhận định An Giang có nhiều cơ hội lớn để đột phá trong sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, Phó Thủ tướng đề nghị Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật An Giang nghiên cứu, sớm có giải pháp cụ thể để nhân rộng mô hình nói trên tại đồng bằng sông Cửu Long. Công ty cũng cần nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường quốc tế, từ đó mở rộng thị trường, tránh bị ép giá, cùng người nông dân triển khai thực hiện bảo hiểm sản phẩm lúa gạo, tránh rủi ro cho nhà nông. Phó Thủ tướng mong muốn mô hình thành công này của An Giang tiếp tục được triển khai hiệu quả hơn, góp phần nhân rộng ra cả nước.  Phó Thủ tướng thăm trang trại nuôi cá tra xuất khẩu của công ty NTACO tại ấp Long Hưng, xã Mỹ Thới, Long Xuyên, An Giang. - Ảnh: VGP/Từ Lương Phó Thủ tướng cũng khảo sát mô hình nuôi cá tra năng suất cao tại công ty NTACO ấp Long Hưng, xã Mỹ Thới, thành phố Long Xuyên. Đây là mô hình ứng dụng khoa học, công nghệ bài bản, đem lại hiệu quả kinh tế lên tới hàng trăm tỷ đồng/mùa. Phó Thủ tướng đánh giá đây là mô hình chuỗi giá trị liên kết sản xuất nông nghiệp bền vững, hỗ trợ nông dân rất hiệu quả. Chính phủ sẽ sớm ban hành Nghị định về cá tra, đề nghị các doanh nghiệp cá tra nghiên cứu, tiến tới đa dạng hóa các sản phẩm từ cá tra, theo khẩu vị của từng thị trường khác nhau, không chỉ xuất khẩu cá tra tươi như hiện nay. Nhìn rộng ra, Phó Thủ tướng cho rằng nông nghiệp miền Tây Nam bộ cần gắn kết chặt chẽ hơn với khoa học, công nghệ để phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn, bền vững hơn.  Một ao nuôi cá tra rộng 8.000m2 sẽ đem lại lợi nhuận khoảng 8 tỷ đồng/mùa cho các doanh nghiệp. - Ảnh: VGP/Từ Lương   Sau 8 tháng nuôi, một ao cá tra rộng 8.000m2, sâu 4m, mật độ 45 con/m2 được đầu tư đúng tiêu chuẩn có thể đem lại lợi nhuận khoảng 8 tỷ đồng. Tuy nhiên, nuôi cá tra đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn, kinh nghiệm và điều kiện thời tiết thuận lợi. Hiện mỗi doanh nghiệp nuôi cá tra xuất khẩu tại An Giang thường đầu tư khoảng 15 đến 20 ao cá như trên.  (Theo Chinhphu.vn)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm