Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ sáu, 07/04/2023 - 18:50
(Thanh tra) - Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, điều tiết chênh lệch địa tô thế nào phải trong Luật Ngân sách, Luật Thuế, còn nếu đưa vào Luật Đất đai bị coi là “vùng cấm”.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà. Ảnh: P.Thắng
Ngày 7/4, tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giải trình nhiều vấn đề liên quan đến định giá, chênh lệch địa tô, bồi thường hỗ trợ, tái định cư.
Đưa điều tiết tỷ lệ địa tô vào Luật Đất đai thì bị coi là “vùng cấm”
Theo ông Trần Hồng Hà, định giá đất phải theo nguyên tắc thị trường, sát giá thị trường. Chúng ta đã đưa ra nhiều biện pháp, nhưng cách tính giá đất “chưa bao giờ chính xác”. Nguyên nhân là do thông số đầu vào không chính xác
“Dự thảo lần này cũng xác định là không tuyệt đối được nhưng phải đảm bảo cơ sở khoa học, thu thập được giá đúng. Làm được điều này, cần làm sao để người dân, doanh nghiệp giao dịch phải trên sàn”, Phó Thủ tướng nói.
Ông cho rằng, trên cơ sở thu thập đầu vào đúng từ sàn giao dịch, cơ sở dữ liệu đất đai... thì cách tính giá đất sẽ chính xác.
Liên quan đến điều tiết chênh lệch địa tô, Phó Thủ tướng cho hay, đây là vấn đề ông “rất tâm đắc”. Theo ông, nếu đấu giá, đấu thầu đúng thì Nhà nước thu được chênh lệch địa tô. Còn chia thế nào để hài hòa là việc của Nhà nước.
Ông Hà đặc biệt nhấn mạnh, việc điều tiết này không chỉ phân phối cho người dân tại khu vực có đất thu hồi, mà cả những người dân ở những nơi có đất thu hồi nhưng không phát sinh địa tô chênh lệch như thu hồi cho công trình công cộng, quốc phòng, an ninh.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, Luật Ngân sách, Luật Thuế mới đưa ra điều tiết tỷ lệ địa tô bao nhiêu, chính sách thế nào, giảm bao nhiêu, rồi thuế bao nhiêu, còn nếu đưa vào Luật Đất đai bị coi là “vùng cấm”.
“Các đại biểu đồng ý thì ngày mai chúng tôi có ngay, bởi thực tế chúng tôi đã tính bao nhiêu phần trăm cho người dân tại chỗ, bao nhiêu phần trăm tính toán đưa thành ngân sách Nhà nước để điều tiết cho khu vực các dự án đầu tư công ích khác như là an ninh, quốc phòng hoặc là không phát sinh ra địa tô. Nhưng ý kiến các bộ nói rằng, cái này giậm chân vào khu vực khác”, ông Trần Hồng Hà cho hay.
Phó Thủ tướng nói thêm rằng, điều tiết địa tô sẽ điều tiết địa phương và Trung ương để tránh các địa phương lợi dụng đất đai để đẩy nhanh thu ngân sách từ đất. Bởi, chúng ta khuyến khích thu ngân sách từ đầu tư trên đất, chứ không phải thu từ đất.
Thu hồi đất nông nghiệp có thể nhận đền bù bằng tiền hoặc chung cư
Đề cập đến chính sách đền bù, bồi thường cho người bị thu hồi đất, ông Hà nhấn mạnh phải lượng hóa được để đáp ứng được điều kiện ở, điều kiện sản xuất cho người dân bị thu hồi đất “ít nhất bằng trước đây”.
“Trước đây quy định đền bù, tái định cư cho người dân phải đảm bảo cho họ có thu nhập tốt hơn, nhưng nói về thu nhập thì rất khó vì điều này còn phụ thuộc vào năng lực và thu nhập không phản ánh tất cả chất lượng cuộc sống”, Phó Thủ tướng nêu quan điểm.
Ông nhấn mạnh định hướng đền bù phải đảm bảo đời sống người dân tốt hơn, tức là khu tái định cư cần đồng bộ hạ tầng về mặt giao thông, văn hóa, giáo dục, y tế…
Hơn nữa, phải đền bù cho người dân bị mất đất nơi ở có diện tích lớn hơn chỗ cũ. Phó Thủ tướng dẫn chứng trong một gia đình có 4, 5 thế hệ, phải bố trí, tính toán làm sao để ngoài chủ hộ, các thành viên khác có điều kiện ở riêng.
Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh có rất nhiều lựa chọn cho người có đất bị thu hồi. Kể cả thu hồi đất nông nghiệp cũng tính đền bù bằng tiền, nhà hoặc chung cư để tránh thiệt thòi cho người bị thu hồi đất.
“Chúng ta nhớ rằng với thửa ruộng một sào thì thu nhập của họ không bằng cho thuê một căn hộ khoảng 70m2”, ông Hà so sánh và khẳng định quan điểm phải tạo các điều kiện tốt hơn cho người dân.
Về khu tái định cư, Phó Thủ tướng cho rằng nên gọi là khu đô thị, trong đó có thực hiện cho nhiệm vụ cho những người tái định cư.
“Chúng ta có thể bố trí xen kẽ khu dân cư ngay tại đô thị đó hoặc có thể tạo ra một khu đô thị mới sử dụng luôn hạ tầng và các điều kiện ở đó. Trong trường hợp phải di dời thì cũng phải tương tự như vậy về mặt hạ tầng, về mặt khoảng cách”, ông Hà nêu.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh “không có lý gì làm một dự án phát triển mà lại không để cho những người dân có đất ở đó được thụ hưởng những thành quả của dự án”.
“Làm dự án đô thị hay dự án đầu tư thì khu tái định cư phải đi trước thì mới làm được những điều nói trong luật”, ông Hà lưu ý, không được thu hồi hết đất rồi, đưa người dân ra đường rồi vẫn chưa biết nguồn tiền ở đâu để làm dự án.
Đặc biệt, ông Hà cho rằng cần tính tới việc có một quỹ để hỗ trợ cho những người không có điều kiện sản xuất, sinh kế. “Sau khi thu hồi đất để chuyển ra một dự án kinh tế, tạo ra sự phát triển thì phải lo được cho những người yếu thế, như vậy mới đạt mục tiêu”, Phó Thủ tướng nói rõ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương
Nam Dũng
Hoàng Nam
Lâm Ánh
Phương Hiếu