Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 14/05/2022 - 22:51
(Thanh tra) - Ngày 14/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp toàn thể lần thứ 6 Ủy ban Xã hội của Quốc hội. Phiên họp diễn ra trong hai ngày 13 và 14/5/2022, tại thành phố Đà Nẵng.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, tại phiên họp này, Ủy ban đã thẩm tra dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), xem xét các nội dung về y tế; thẩm tra về Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); cho ý kiến về Dự thảo Báo cáo Tiếp thu, giải trình và chỉnh lý Dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), xem xét các nội dung về lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội và một số hoạt động giám sát, lập pháp khác của Ủy ban.
Tại phiên họp, các đại biểu đã thảo luận, góp ý về các nội dung cơ bản của Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); về nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi)...
Phát biểu chỉ đạo, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Thường trực Ủy ban Xã hội và các thành viên Ủy ban quan tâm các nội dung trọng tâm tại phiên họp như, đối với Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), cần tiếp tục nghiên cứu thể chế đầy đủ các đường lối, chính sách được nêu tại Nghị quyết Đại hội DDại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Hiến pháp và các đạo luật có liên quan, các báo cáo tổng kết, nghiên cứu, kết quả giám sát, khảo sát để bảo đảm xây dựng luật trên cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra; đồng thời kế thừa có chọn lọc các quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành đang được thực hiện ổn định và phát huy hiệu quả.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo sửa đổi lần này cần phải giải quyết được các vấn đề bất cập hiện nay như, tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, lạm dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật cao, thiếu kiểm soát trong tự chủ đối với cơ sở y tế; cần có cơ chế để phát huy vai trò và hiệu quả của y tế tuyến cơ sở và nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh ở cả cán bộ y tế và cơ sở khám chữa bệnh.
Đối với Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, việc sửa đổi lần này phải bảo đảm thể chế quan điểm, chủ trương, chính sách được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII và các nghị quyết của Đảng về xây dựng gia đình trong tình hình mới, tiếp tục bám sát phương pháp tiếp cận quyền con người, bảo đảm quyền con người. Làm rõ những hạn chế thuộc quy định của luật hay do tổ chức thực hiện để sửa đổi cho trúng, cho đúng; rà soát hơn ba nhóm nội dung chính sửa đổi để bảo đảm phải tiến bộ hơn.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, dự thảo Luật cần tập trung vào các vấn đề về phạm vi sửa đổi, các hành vi bạo lực để bảo đảm bao quát các trường hợp bạo lực trong gia đình phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay; nghiên cứu quy định cụ thể về xã hội hóa trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình để thu hút, tăng cường nguồn lực thực hiện công tác này; đồng thời, cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ chế phối hợp liên ngành bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho rằng, Dự thảo Luật phải bảo đảm tính khả thi cao của các quy định, kịp thời bảo vệ người bị bạo lực gia đình và người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đối với Dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Ủy ban Xã hội tiếp tục chủ trì tiếp thu các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thực hiện Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 7, trong đó lưu ý các vấn đề về xét tặng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang; khen thưởng thành tích kháng chiến; thi đua, khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhóm cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và việc tặng kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến xác đáng của các đại biểu Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội, chỉnh lý và hoàn thiện Dự thảo Luật để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 3.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt lãnh đạo Quốc hội ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực và kết quả mà Ủy ban Xã hội đã đạt được trong thời gian qua và cho biết: Tại các kỳ họp trước, Ủy ban luôn có báo cáo ý kiến về việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước gửi đến các vị đại biểu Quốc hội để tham khảo.
Nhiều đại biểu đã phản ánh báo cáo của Ủy ban rất chất lượng, phản ánh được nhiều vấn đề xã hội bức xúc đang diễn ra và là nguồn tham khảo hữu ích đối với các đại biểu Quốc hội trong các hoạt động của mình.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị Ủy ban tiếp tục xây dựng và báo cáo về nội dung này gửi đến đại biểu Quốc hội trong Kỳ họp thứ 3.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Đặng Ngọc Hậu đã chủ trì họp thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị của tỉnh Sơn La.
Trần Kiên
19:26 12/12/2024(Thanh tra) - Với quyết tâm chính trị cao nhất, Hà Nội phải hoàn thành việc tổng kết sắp xếp bộ máy theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Tổng Bí thư Tô Lâm vào đầu tháng 1/2025.
Hải Hà
17:54 12/12/2024N. Phó
16:05 12/12/2024Hương Giang
15:07 12/12/2024Bùi Bình
13:17 12/12/2024Lâm Ánh
Trần Kiên
Lâm Ánh
Trọng Tài
Thái Hải
T.Thanh
Văn Thanh
Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý