Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật: Sáp nhập tỉnh phải đánh giá đủ yếu tố, người dân đồng thuận

Hương Giang

Thứ ba, 19/10/2021 - 19:44

(Thanh tra) - Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Trường Giang, để tiến hành sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cần đánh giá đầy đủ các yếu tố và có sự đồng thuận của người dân, cũng như xem xét sự phát triển địa phương sau khi sáp nhập.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Trường Giang. Ảnh: Đ.X

Chiều ngày 19/10, Tổng Thư ký Quốc hội chủ trì buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội hóa XV.

Tại đây, báo chí đặt vấn đề, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành giám sát việc sáp nhập huyện, xã giai đoạn 2019-2021 để sửa nghị quyết của Thường vụ làm cơ sở cho việc sắp xếp bộ máy trong thời gian tới.

Nghị quyết Đại hội XIII có đề cập đến việc nghiên cứu sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh.

“Vậy trong quá trình giám sát, sửa đổi nghị quyết, Thường vụ Quốc hội có tính toán tới việc sáp nhập một số tỉnh, thành trong giai đoạn sắp tới?”.

Trả lời, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Trường Giang cho biết, từ năm 2019-2021 là giai đoạn đầu sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã không đạt hai tiêu chí diện tích, dân số.

Vừa qua theo chương trình giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thành lập đoàn giám sát về nội dung này để báo cáo với Quốc hội.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nhấn mạnh, đây là bước chuẩn bị rất quan trọng để tiến hành sắp xếp huyện, xã giai đoạn tiếp theo, cũng là cơ hội để Thường vụ đánh giá lại các tiêu chí cấp huyện, xã trong Nghị quyết 1211 làm căn cứ pháp lý quan trọng cho việc sắp xếp đơn vị hành chính trong giai đoạn tiếp theo.

“Đoàn giám sát đánh giá việc sáp nhập các đơn vị hành chính không chỉ theo tiêu chí dân số, diện tích mà còn có yếu tố văn hóa, lịch sử, sự đồng thuận và hiệu lực, hiệu quả hoạt động chính quyền sau khi sáp nhập”, ông Giang thông tin.

Còn việc có tiến hành sáp nhập cấp tỉnh không thì phải tổng kết để sửa đổi Nghị quyết 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cùng với đó, phải đánh giá đầy đủ các yếu tố về dân số, diện tích, văn hóa, lịch sử, sự đồng thuận của người dân.

Việc sửa Nghị quyết 1211 cũng phải đề cập đến yếu tố, sau khi sáp nhập nâng cao tính hiệu lực hiệu quả của chính quyền địa phương nơi được sáp nhập.

Ông Giang cho rằng, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng mới đặt ra vấn đề “nghiên cứu sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh” còn để tiến hành sáp nhập cần đánh giá đầy đủ các yếu tố và có sự đồng thuận của người dân, xem xét sự phát triển địa phương sau khi sáp nhập.

“Việc này sẽ được Chính phủ tiến hành đánh giá đầy đủ, báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thường vụ Quốc hội cần xem xét, báo cáo Quốc hội theo Hiến pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm