Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 12/08/2014 - 12:11
(Thanh tra) - Làm thế nào để phát triển nhà ở xã hội hiệu quả, thiết thực, đúng mục đích, đúng đối tượng, tránh lợi dụng các cơ chế ưu đãi để hưởng lợi... là vấn đề được các đại biểu đặt ra khi thảo luận Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) tại Phiên họp 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), sáng nay (12/8).
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, chính sách phát triển nhà ở xã hội phải quy định rõ đối tượng, hướng đến người có thu nhập thấp. Ảnh: Thảo Nguyên
Phát triển nhà ở xã hội là nhằm hỗ trợ cho các đối tượng có khó khăn mua, thuê, thuê mua nhà ở. Nhiều nước trên thế giới xác định đây là trách nhiệm chính của Nhà nước. Nhưng phát triển loại hình nhà ở xã hội không thu được nhiều lợi nhuận do mức giá được xác định chặt chẽ, mức lợi nhuận được khống chế, thu hồi vốn chậm, do đó cần phải có nguồn lực lớn từ các thành phần kinh tế.
Dự thảo Luật Nhà ở đã quy định việc phát triển nhà ở xã hội phải có sự tham gia của toàn xã hội, của cộng đồng, nhưng Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra các cơ chế, chính sách, điều kiện hỗ trợ để bảo đảm quyền có chỗ ở của người dân đã được Hiến pháp quy định.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, ngoài các quy định về ưu đãi chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, cần bổ sung các quy định về cơ chế ưu đãi, khuyến khích xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cụ thể là được vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp hơn, giảm thuế cao hơn so với xây dựng nhà ở xã hội để bán, cho thuê mua. Cùng với đó, quy định rõ hơn về trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp trong việc xây dựng nhà ở xã hội cho người lao động, trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong việc xây dựng nhà ở xã hội cho sinh viên thuê.
“Để bảo đảm quyền có chỗ ở của người nghèo, cần nâng thời hạn tối thiểu để chủ đầu tư được bán nhà ở xã hội đang cho thuê từ 5 năm lên 10 năm, trừ trường hợp người thuê có khả năng tài chính và có nhu cầu mua hoặc thuê mua. Đồng thời, quy định lại về điều kiện thu nhập để có thể được hưởng chính sách nhà ở xã hội”, ông Lý đề nghị.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nêu vấn đề, thực tế thời gian qua, lợi ích nhà đầu tư thì thấy rõ, nhưng đối tượng Nhà nước quan tâm là người dân khi thực hiện chính sách này lại chưa được. “Có ông nào chịu bán nhà ở xã hội theo giá chính sách, nên nhiều người dân mấy chục năm mới trả hết tiền mua nhà ở xã hội. Theo tôi, không nên ưu đãi quá sâu cho nhà đầu tư. Phát triển nhà ở xã hội phải vì người dân”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nói.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, “thực tế, hộ nghèo ở khu vực đô thị có khi thu nhập thấp hơn “khá xa” so với các hộ nghèo, cận nghèo ở khu vực nông thôn”, vì vậy, Nhà nước cần hỗ trợ cho hộ nghèo ở khu vực đô thị xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở hiện có hoặc giao đất ở được miễn tiền sử dụng đất để xây dựng nhà ở. Đồng thời, cần phải quy định rõ mức hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định.
Đồng ý kiến, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, thực hiện chính sách nhà ở xã hội nhằm bảo đảm an sinh xã hội nên không phân biệt người nghèo ở nông thôn hay ở thành thị. “Tôi thấy cần thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội để tạo thêm kênh huy động vốn cho việc thực hiện chính sách nhà ở xã hội, tạo điều kiện để người có thu nhập thấp, người nghèo có khả năng tạo lập chỗ ở bằng việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. Nhưng không nhất thiết, cả 63 tỉnh, thành phố phải có Quỹ này”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói.
Chính sách nhà công vụ hiện đang “tắc” Theo Thường trực Ủy ban Pháp luật, trong điều kiện hiện nay chưa thể áp dụng chế độ nhà công vụ cho tất cả đối tượng cán bộ, công chức đang thực hiện công vụ, đồng thời việc đưa tiền thuê nhà ở công vụ vào tiền lương làm phá vỡ mặt bằng chung về chế độ tiền lương và khó khả thi. Do đó, Thường trực đề nghị tiếp tục thực hiện chính sách về nhà ở công vụ như Luật Nhà ở hiện hành và được bổ sung chặt chẽ về đối tượng, việc quản lý, sử dụng nhà công vụ trong dự thảo Luật. “Luật hiện hành đang tắc, lạc hậu, nếu thực hiện theo hiện hành thì không xong, cần phải sửa”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nói và cho rằng, nhu cầu nhà công vụ là nhu cầu tự nhiên, liên quan đến công tác cán bộ các ngành, các cấp, không chỉ ở vùng sâu, vùng xa. “Ngay ở tỉnh thôi cũng có rất nhiều cán bộ từ huyện lên tỉnh và ngược lại, nên nhu cầu nhà công vụ nên có”. Cũng theo ông Ksor Phước, hiện các tỉnh, thành giải quyết về nhà ở công vụ không thống nhất, có nơi không trả lại nhà công vụ sau khi hết thời gian công tác cũng đang là vấn đề cần bàn. Có nơi nhiều cán bộ, công chức phải ở khách sạn, chi phí cao. Cho nên, chưa giải quyết đưa tiền thuê nhà ở công vụ vào lương thì giải quyết để chính sách nhà công vụ được thực hiện đúng nghĩa, có thứ bậc. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cùng đồng tình cần có chính sách nhà ở công vụ cho cán bộ để thống nhất quản lý trong cả nước, nhất là trong bối cảnh hiện nay, có nơi cho thuê giá cao, nơi giá thấp, vô hình chung tạo ra sự bất bình đẳng. |
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân