Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 19/11/2016 - 08:22
(Thanh tra) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, chiều 18/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo với 84,58% đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành.
Tỷ lệ Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
Luật Tín ngưỡng tôn giáo có 9 chương, 68 điều, quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.
Từ ngày 1/1/2018, Luật này sẽ có hiệu lực thi hành.
Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Theo quy định của luật, Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.
Nhà nước cũng bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.
Còn mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo hoặc học tại cơ sở đào tạo tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo hoặc học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Ngoài ra, luật quy định rõ, người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung; mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành thực hiện các lễ nghi tôn giáo, giảng đạo.
Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam cũng được vào tu tại cơ sở tôn giáo, vào học tại cơ sở đào tạo tôn giáo hoặc lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam; mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Về trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, luật quy định, Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước.
Thời gian giải quyết thành lập tổ chức tôn giáo còn 60 ngày
Trước đó, báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo luật, ông Phan Thanh Bình,Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho biết, một số ĐBQH đề nghị rà soát các quy định về hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài, lược bỏ những nội dung trùng lặp hoặc không cần thiết; bổ sung một số nội dung còn chưa đầy đủ.
“Tiếp thu ý kiến các vị ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, bổ sung và chỉnh lý nội dung các điều quy định về hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài, bảo đảm chặt chẽ, hợp lý, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, đồng thời vẫn đảm bảo các quy định của luật pháp Việt Nam”, ông Phan Thanh Bình cho biết.
Còn việc giải quyết thủ tục hành chính đã nghiên cứu, điều chỉnh giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính tại các Điều quy định về thủ tục cấp chứng nhận đăng ký hoạt động (Điều 19), công nhận, thành lập tổ chức của tôn giáo (Điều 22, 29, 38) và gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài (Điều 53) từ 75 ngày xuống còn 60 ngày.
Giảm thời hạn trả lời đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung (Điều 17) từ 25 ngày xuống còn 20 ngày; bổ sung quy định về thẩm quyền đối với các huyện không có đơn vị hành chính cấp xã và thống nhất các quy định trả lời thủ tục hành chính trong Dự thảo Luật.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức lễ kỷ niệm 130 năm thành lập. Tham dự có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế.
N. Phó
16:05 12/12/2024(Thanh tra) - Sáng 12/12, Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu tại lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống; đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất của Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Hương Giang
15:07 12/12/2024Bùi Bình
13:17 12/12/2024Bùi Bình
12:33 12/12/2024Hải Hà
12:26 12/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh