Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 11/11/2021 - 12:04
(Thanh tra) - Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, để người lao động đã về quê trở lại làm việc, bên cạnh kiểm soát dịch cho tốt thì phải mở lại trường học, nhất là mẫu giáo và tiểu học.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: Đ.X
Sáng ngày 11/11, trong phiên đăng đàn của Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có 10 phút để giải trình làm rõ thêm về làn sóng người lao động về rời TP HCM và các tỉnh phía Nam về quê.
“Có rất nhiều vấn đề qua đợt dịch đã bộc lộ ra, trong đó có những vấn đề tồn tại và nhắc từ trước như nhà ở của công nhân, công trình phúc lợi. Tới đây, Chính phủ sẽ bàn nguyên tắc và chắc chắn sẽ có một số chương trình báo cáo Quốc hội, cơ quan có thẩm quyền để giải quyết”, ông nói.
Người lao động sợ quay lại làm việc, dịch bùng phát lại phong tỏa
Hiện nay địa phương và nhân dân quan tâm nhất là giải quyết ngay những vấn đề trước mắt, làm sao để người lao động quay trở lại làm việc, đảm bảo quyền lợi cho công nhân cũng như gia đình họ?
Với 1,3 triệu người về quê trong đợt dịch, Phó Thủ tướng phân chia theo từng nhóm.
Đầu tiên là, lao động có hợp đồng chính quy, tương đối ổn định và dài hạn, làm việc ở doanh nghiệp lớn, đặc biệt các khu chế xuất, khu công nghiệp ở TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và một phần của Long An.
Phó Thủ tướng cho hay, cơ bản các doanh nghiệp vẫn trả 1 phần lương, nên số lao động này quay trở lại làm việc “tương đối tốt”. Những người chưa muốn quay lại phần nhiều là muốn chuyển dịch lao động như trong điều kiện bình thường.
Hai là lao động, công nhân làm việc ở xí nghiệp nhỏ, công trình, có tính thời vụ. Số này khi dịch đến thì người thuê lao động không có cam kết dài hạn, cũng không biết lúc nào quay lại.
Thứ ba là lao động tự do, ở miền Nam, đặc biệt TP HCM rất lớn.
Thứ 4 là những người đi theo. “Tôi đã đi tất cả khu vực dịch lớn, có nhiều người nhà vào để trông con, trông cháu cho người lao động đi lao động. Số này không lao động chính thức nhưng cũng phải giải quyết”, ông nói.
Ngoài nhóm lao động làm việc ổn định trong các doanh nghiệp lớn, ông Đam đặc biệt quan tâm đến chính sách giải quyết cho những nhóm lao động còn lại.
Theo ông, đầu tiên phải kiểm soát dịch cho tốt. Bởi, tâm lý người lao động sợ nhất là quay lại làm việc, dịch bùng phát quay lại phong tỏa như cũ.
“Đợt dịch vừa rồi họ đã chứng kiến ốm đau, mất mát, rất khổ. Chúng ta phải có kế hoạch rất cụ thể, chi tiết trong 1 tháng tới đây để kiểm soát được dịch tốt”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Cùng với đó là phải mở lại trường học, nhất là mẫu giáo và tiểu học vì đa phần công nhân có con nhỏ. Theo ông, đây không chỉ là vấn đề giáo dục mà là giải quyết cho lao động.
Về phía người lao động, Phó Thủ tướng cho biết, họ muốn được hỗ trợ đi lại, nhà trọ một thời gian. Ngoài ra, với sự can thiệp, phối hợp của chính quyền, người thuê vẫn trả 1 phần lương, không huỷ hợp đồng nếu dịch bùng phát.
“Vừa rồi, lãnh đạo các tỉnh đã đi xuống từng doanh nghiệp để thảo luận và cơ bản công việc được giải quyết từng bước”, lãnh đạo Chính phủ nói và bây giờ cần giải pháp ở Trung ương.
Cần có gói hỗ trợ riêng cho lao động quay trở lại
Theo Phó Thủ tướng, cần rà soát lại các quy định về phòng chống dịch sao cho an toàn nhưng không quá phức tạp, đặc biệt là câu chuyện về xét nghiệm, xử lý F1, F0 trong doanh nghiệp một cách rất linh hoạt.
“Việc này rất cần sự phối hợp của doanh nghiệp, phải thực sự lo cho công nhân của mình chứ đừng làm hình thức, đừng có cá nhiễm thì đưa hết trách nhiệm về phía chính quyền”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Cạnh đó, đưa ra một số quy định có tính chất tạm thời nhưng rất thiết thực cho doanh nghiệp như xem xét tạm thời áp dụng trong thời gian ngắn quy định đặc biệt về hạn chế số giờ làm việc.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh vai trò chủ động của các địa phương để kết nối với người dân muốn quay lại nơi cũ để làm việc bằng cách đưa đón, chủ động tiêm vaccine, cung cấp thông tin chi tiết.
“Tôi nói chuyện với lãnh đạo một số tỉnh, họ sẵn sàng bỏ chi phí đưa lao động quay trở lại nơi làm việc”, ông cho hay.
Nhìn rộng ra, không tính các nước lớn và các nước đang phát triển, Phó Thủ tướng thông tin, tất cả quốc gia đang ở trong tình trạng giống Việt Nam như Thái Lan, Malaysia thiếu gần 1 triệu người lao động.
“Họ còn có kế hoạch mở cho lao động từ nước ngoài vào, còn chúng ta mới mở ra cho các tỉnh khác đến”, ông nói.
Các nước đều có gói hỗ trợ đặc biệt cho người lao động quay lại nơi làm việc, nước ta cũng đã có một số gói hỗ trợ. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xem xét có gói hỗ trợ riêng cho những lao động quay trở lại, đặc biệt lưu ý người nhà đi theo để họ yên tâm làm việc.
Về lâu dài, ông đề cập giải pháp về chương trình xây dựng nhà ở cho công nhân, vì thực tế chống dịch vừa qua cho thấy có những khu công nhân tập trung quá đậm đặc, gây khó khăn trong chống dịch.
“Người lao động ở các khu dân sinh thì vô cùng phức tạp, lúc bình thường đã khổ, lúc dịch thì vô cùng khổ”, ông nói, mỗi phòng trọ trên dưới 10m2 có nơi cả 2 vợ chồng, 2 con, thêm bà mẹ ra trông con ở chung.
Không chỉ xây dựng nhà ở, theo Phó Thủ tướng, còn phải xem xét từng bước để cơ cấu lại sản xuất và lao động; chấp nhận từ bỏ dần lao động giá rẻ, đi vào chỗ có giá trị gia tăng cao hơn…
Sau phần giải trình của Phó Thủ tướng, ở vị trí điều hành phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các thành viên Chính phủ khác từ nay đến sáng mai phải trả lời rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan cho tình trạng làn sóng lao động dịch chuyển, và trách nhiệm quản lý Nhà nước thế nào khi để dân đi về tự phát 3 đợt cùng lời cam kết tới đây có để tái diễn tình trạng này nữa hay không.
Ông cũng đề nghị các thành viên Chính phủ đưa ra giải pháp giải quyết thiếu hụt lao động ở nơi rời đi và sinh kế lao động ở nơi đến.
“Đây là vấn đề đại biểu, cử tri rất quan tâm và đòi hỏi phải có câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này”, ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương
Nam Dũng
Hoàng Nam
Lâm Ánh
Phương Hiếu
Cảnh Nhật
Văn Thanh