Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Méo mó” sở hữu chéo: “Anh làm ít nhưng vơ vét nhiều”

Thứ hai, 10/11/2014 - 11:06

(Thanh tra) - Bên hành lang Quốc hội, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) nhấn mạnh, bản chất việc sở hữu chéo trong kinh tế thị trường không xấu, nhưng ở ta đang bị làm méo mó khiến phân bổ nguồn lợi xã hội không công minh. Anh làm ít nhưng vơ vét nhiều, còn nhiều người lao động không có quyền lực vị trí thì không được “sơ múi” gì…

ĐBQH Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình). Ảnh: Thảo Nguyên

Chiều nay (10/11), Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Dự kiến, Luật sẽ được xem xét thông qua tại kỳ họp này.

“Con dấu của doanh nghiệp không là gì”

+ Điểm nhấn sửa đổi Luật Doanh nghiệp lần này làđơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, những vấn đề đặt ra trong Dự thảo Luật chưa đạt được như kỳ vọng. Ông nghĩ sao về điều này?

- Bản thân Luật Doanh nghiệp là một trong những luật khung giúp cho doanh nghiệp hoạt động. Ngoài ra còn có Luật Đầu tư, Luật Phá sản, Luật Cạnh tranh, Luật Đấu thầu… Như vậy, Luật Doanh nghiệp chỉ là luật chung, điều chỉnh các phạm vi hoạt động của doanh nghiệp và chỉ vấn đề chung nhất thôi, như thủ tục thành lập, thủ tục bố trí nhân sự, thủ tục quản lý… 

+ Thực tế việc quản lý, xin cấp và sử dụng con dấu của doanh nghiệp đang có những bất cập, khó khăn và lãng phí nên có đề xuất bỏ con dấu của doanh nghiệp trong dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)? 

- Con dấu của doanh nghiệp chỉ là hình thức mình tin nhau trong nước thôi.Các nước tiên tiến trên thế giới đã bỏ con dấu của doanh nghiệp và chỉ cần địa chỉ xuất xứ, chữ ký của người có trách nhiệm là đủ, vì pháp luật các nước chi phối cái này hết rồi. 

+ Nhưng nếu niềm tin bị coi nhẹ thì việc bỏ con dấu có dẫn đến khó kiểm soát được doanh nghiệp hay không, thưa ông?

- Tôi cho rằng, bỏ con dấu là việc cần làm để theo sát với thông lệ quốc tế, thay bằng những điều khoản ràng buộc hay quy trách nhiệm. Anh được làm nhưng khi xảy ra vấn đề anh phải chịu trách nhiệm. 

Còn nước mình thì qua con dấu, tôi không biết anh là ai nhưng thấy có dấu đỏ là yên tâm rồi. Ta lại ngược với các nước. 

Các nước không cần con dấu, người ta không căn cứ vào con dấu và con dấu không là gì. Ví dụ những hợp đồng lớn, ký bằng điện tử bằng mạng thì làm gì có con dấu mang đi đóng, thay vào đó chỉ có ngày, xuất xứ địa chỉ ấy, con người ấy được pháp luật công nhận.

+ Điều mọi người lo ngại hiện nay, doanh nghiệp“ma” rất nhiều, nếu không có tư cách pháp nhân thông qua con dấu liệu có kiểm soát được không?

Chúng ta phải có biện pháp. Nội dung quản lý thì đi vào quản lý, chứ không thể lấy quản lý thay chủ trương và chủ trương thay quản lý được.

Lương lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước “vọt lên” là vi phạm luật

+ Dự thảo Luật lần này dành một chương quy định về doanh nghiệp Nhà nước. ĐBQH Bùi Sỹ Lợi cho rằng, nếu không xử lý được cơ chế tiền lương khủng của lãnh đạo các Doanh nghiệp Nhà nước thì đây là điều đáng tiếc của Dự án Luật này. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

- Quy định về lương của lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước, luật đã có rồi, nhưng có thực hiện hay không mới là vấn đề. Từ bao nhiêu trở xuống đã rõ rồi, anh vọt lên là vi phạm luật, người đứng đầu và người chịu trách nhiệm cùng với Bộ chủ quản phải chịu trách nhiệm. 

Không thể nói là không ai dám động đến và không ai thực hiện vì tôi bổ nhiệm anh, tín nhiệm anh để anh điều hành theo ủy quyền của Nhà nước của dân thì anh phải chịu trách nhiệm.

+ Vấn đề sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp cũng được nhiều ý kiến đặt ra cho rằngphải quy định rõ trong Luật nhằm hạn chế tình trạng này?

- Theo tôi bản chất việc sở hữu chéo trong kinh tế thị trường không xấu. Chúng ta không nên phê phán nó nhiều.

Sở hữu chéo là điều hành linh hoạt, vốn chuyển chỗ này, hỗ trợ anh kia, nó tự động điều chỉnh nên bản thân sở hữu chéo giúp luân chuyển vốn, sử dụng tốt hơn, tiết kiệm đồng vốn là tốt. 

Nhưng sở hữu chéo của ta, kể cả trong ngân hàng, trong các doanh nghiệp lại mang tính chất cục bộ, vun vén cá nhân và làm méo mó đi. Mà đã méo mó thì nó lại xâm phạm đến quyền lợi người khác và lợi ích của ngân sách, làm không công bằng, mất đoàn kết. 

Sở hữu chéo hiện cũng đang làm phân bổ nguồn lợi xã hội không công minh. Anh làm ít nhưng vơ vét nhiều thì vun vén cho gia đình vợ con nhiều. Còn nhiều người lao động không có quyền lực vị trí thì không được “sơ múi” gì, làm bần cùng hóa, làm phân hóa thêm. 

+ Xin cảm ơn ông!

Thảo Nguyên (Ghi)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm