Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lập Ban Soạn thảo Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, chống "lợi ích nhóm" trong xây dựng pháp luật

Hương Giang

Thứ sáu, 04/03/2022 - 20:45

(Thanh tra) - Ban Soạn thảo xây dựng Dự thảo “Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật” được thành lập có 17 thành viên, do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định làm Trưởng ban.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định làm Trưởng ban Soạn thảo xây dựng Dự thảo Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực... Ảnh: Đ.X

Thay mặt Đảng Đoàn Quốc hội, ngày 3/3, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký quyết định thành lập Ban Soạn thảo xây dựng Dự thảo “Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật”.

Ban soạn thảo có 17 thành viên, do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định làm Trưởng ban, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga làm Phó Trưởng ban Thường trực.

2 Phó trưởng ban khác là Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long; Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương Võ Văn Dũng.

Ban Soạn thảo chịu trách nhiệm trước Đảng Đoàn Quốc hội; làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể thảo luận, Trưởng ban Soạn thảo kết luận và chỉ đạo thực hiện.

Trưởng Ban soạn thảo thành lập Tổ biên tập để giúp Ban soạn thảo thực hiện nhiệm vụ.

Các Phó Trưởng Ban soạn thảo giúp Trưởng Ban tổ chức công việc của Ban soạn thảo, điều hành hoạt động của Tổ biên tập.

Thành viên Ban soạn thảo thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Ban soạn thảo và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Trưởng Ban soạn thảo; được sử dụng bộ máy và cán bộ thuộc các cơ quan, đơn vị mình phụ trách để thực hiện nhiệm vụ.

Ban soạn thảo có nhiệm vụ triển khai xây dựng Dự thảo “Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật” theo Kế hoạch số 555 của Đảng Đoàn Quốc hội được ký cùng ngày 3/3.

Theo Kế hoạch 555, Ban soạn thảo có trách nhiệm xây dựng, hoàn thiện dự thảo Quy định, trình Đảng đoàn Quốc hội xem xét, cho ý kiến trong tháng 10/2022.

Sau khi hoàn thiện, Đảng Đoàn Quốc hội sẽ báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực về Dự thảo Quy định trong tháng 12/2022 .

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giao Đảng đoàn Quốc hội và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì, phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo, các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện 4 nhiệm vụ, cụ thể:

Nhiệm vụ 1: Chỉ đạo rà soát để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tiêu cực phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, bảo đảm thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả.

Nhiệm vụ 2: Chỉ đạo tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

Nhiệm vụ 3: Chỉ đạo hoàn thiện cơ chế giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp để phòng, chống tiêu cực.

Nhiệm vụ 4: Chỉ đạo rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, tài chính, chứng khoán... sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra, Luật Đất đai, Luật Thực hành dân chủ ở xã, phường, thị trấn và các dự án luật liên quan trực tiếp đến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Để triển khai, Đảng đoàn Quốc hội đã phân công nhiệm vụ thành viên Đảng đoàn Quốc hội và cơ quan chủ trì, phối hợp, cơ quan thường trực; nội dung và tiến độ thực hiện các nhiệm vụ. 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: “Cái gì cũng đấu thầu nhưng cuối cùng quân xanh, quân đỏ, kỷ luật liên tục”

Thủ tướng: “Cái gì cũng đấu thầu nhưng cuối cùng quân xanh, quân đỏ, kỷ luật liên tục”

(Thanh tra) - “Doanh nghiệp tư nhân làm với doanh nghiệp tư nhân rất nhanh, mối quan hệ dân sự họ xử lý rất hay. Ta cái gì cũng đấu thầu cả nhưng cuối cùng quân xanh, quân đỏ, kỷ luật liên tục", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói và cho rằng cần mạnh dạn phân cấp, phân quyền, thiết lập công cụ pháp luật rõ ràng.

Hương Giang

15:08 23/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm