Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ sáu, 01/10/2021 - 21:35
(Thanh tra) - Một số ý kiến đại biểu lưu ý, tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) từ phía cơ sở khám chữa bệnh và người bệnh vẫn chưa giải quyết triệt để, đặc biệt trong bối cảnh các bệnh viện chịu áp lực lo “cơm áo gạo tiền” cho cán bộ, công nhân viên khi phải thực hiện cơ chế tự chủ.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Đ.X
Ngày 1/10, Uỷ ban Xã hội của Quốc hội thẩm tra các báo cáo của Chính phủ về việc quản lý và sử dụng quỹ BHYT năm 2020 và việc thực hiện Nghị quyết 68 của Quốc hội về thực hiện chính sách pháp luật BHYT, tiến tới BHYT toàn dân trong hai năm 2019 - 2020.
Thu hơn chi, quỹ BHYT vẫn âm trong năm 2020
Theo báo cáo của Chính phủ, tính đến ngày 31/12/2020, số người tham gia BHYT là 87,96 triệu người, tỷ lệ bao phủ 90,85% dân số, vượt 0,15% so với chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao.
Điểm đáng lưu ý, do ảnh hưởng của đại dịch COVID -19 nên trong năm 2020, toàn quốc có hơn 167 triệu lượt khám chữa bệnh, giảm hơn 10% so với năm 2019.
Báo cáo cũng thể hiện, tổng thu BHYT năm 2020 là hơn 110 nghìn tỷ đồng, tổng số chi khám chữa bệnh BHYT quyết toán trên 99,7 nghìn tỷ đồng. Dù thu lớn hơn chi, nhưng quỹ BHYT vẫn âm gần 4 nghìn tỷ.
Nguyên nhân được xác định do chuyển lũy kế số chi khám chữa bệnh các năm trước đã rà soát chưa thanh toán và đề nghị quyết toán vào năm 2020 hơn 10 nghìn tỷ đồng.
Uỷ ban Xã hội nhận định, tỷ lệ người tham gia BHYT ngày một gia tăng, nhưng mức đóng BHYT không tăng tương ứng với mức tăng giá dịch vụ kỹ thuật và nhu cầu khám chữa bệnh, dẫn đến nguy cơ mất cân đối quỹ.
Cạnh đó, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và bão lũ trong năm 2020 cũng tác động đến các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, người dân làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu cũng như phát triển người tham gia BHYT.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thuý chia sẻ với ngành Y tế, bởi trong bối cảnh khó khăn, từ lãnh đạo đến cán bộ ngành đều rất vất vả, song vẫn cân đối dự toán Chính phủ giao.
Tuy vậy, bà Thuý cũng băn khoăn, trong năm 2020, tỷ lệ khám chữa bệnh giảm nhiều so với 2019, việc điều trị bệnh nhân COVID-19 do ngân sách Nhà nước chi trả, nhưng vì sao chi từ quỹ BHYT lại giảm ít?
Trốn đóng, nợ đóng BHYT vẫn phổ biến
Một số ý kiến đại biểu lưu ý, tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT từ phía cơ sở khám chữa bệnh và người bệnh vẫn chưa giải quyết triệt để, đặc biệt trong bối cảnh các bệnh viện chịu áp lực lo “cơm áo gạo tiền” cho cán bộ, công nhân viên khi phải thực hiện cơ chế tự chủ.
Tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHYT vẫn còn diễn ra phổ biến ở các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ do nhiều nguyên nhân
Giải trình sau đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, thời gian qua, đặc biệt năm 2021 có rất nhiều khó khăn thách thức, toàn ngành Y tế phải tập trung, nỗ lực tối đa, tổng lực cho chống dịch. Dù vậy, ngành Y tế vẫn cố gắng thực hiện đổi mới, đạt nhiều kết quả, đặc biệt là tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt hơn 90,8% là con số phấn khởi.
Về mức chi vẫn cao trong khi số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh giảm, theo lý giải của Bộ Y tế, do ảnh hưởng của dịch COVID -19, một số cơ sở khám chữa bệnh BHYT bị phong tỏa do có ca nhiệm COVID -19 dẫn đến thời gian điều trị nội trú buộc phải kéo dài ngày nên tỷ lệ chi phí giường bệnh nội trú tăng hơn so với năm 2019, chiếm gần 25% tổng chi khám chữa bệnh nội trú.
Tỷ lệ chi phí thuốc ngoại trú chiếm hơn 50% tổng chi khám chữa bệnh ngoại trú.
Bộ trưởng Long cho hay, do yêu cầu cấp phát thuốc cho bệnh nhân mạn tính, điều trị dài ngày sử dụng ít nhất 3 tháng để hạn chế đến viện, gây lây lan dịch bệnh COVID-19. “Số lượng bệnh nhân đến ít hơn nhưng chi phí vẫn thế thôi”, Bộ trưởng nêu.
Chốt lại, Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh cho biết, trên cơ sở các ý kiến thảo luận của đại biểu và giải trình từ phía bộ, ngành, Ủy ban Xã hội sẽ hoàn thiện báo cáo thẩm tra để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào phiên họp tháng 10; trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 sắp tới.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ… theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Hương Giang
23:28 11/12/2024(Thanh tra) - Chiều 11/12, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì cuộc họp về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Bộ Tài chính.
Hương Giang
23:23 11/12/2024Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga