Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kỳ họp 8, Quốc hội sẽ thông qua, cho ý kiến 30 luật

Thứ tư, 16/07/2014 - 16:07

(Thanh tra) - Báo cáo việc chuẩn bị kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIII, sáng ngày 16/7, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, đây là kỳ họp có số lượng dự án luật xem xét, thông qua và cho ý kiến nhiều nhất từ trước đến nay, trong khi thời gian Quốc hội làm việc dự kiến khoảng 35 ngày.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị, ngay từ khâu đầu tiên, Ban soạn thảo của các bộ, ngành phải có trách nhiệm trong từng dự án luật. Ảnh: Thảo Nguyên

Thông lệ, khối lượng công việc của kỳ họp cuối năm thường rất lớn, trọng tâm là xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, các báo cáo công tác tư pháp.

Tuy nhiên, công tác xây dựng luật tại kỳ họp thứ 8 khá nặng. Dự kiến, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 17 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến 13 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết.

“Đây là kỳ họp có số lượng dự án luật nhiều nhất từ trước đến nay, trong khi đó, thời gian từ nay đến kỳ họp thứ 8 cũng không còn nhiều”, ông Phúc nói, đồng thời đề nghị các cơ quan, tổ chức hữu quan nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực, nghiêm túc, khẩn trương triển khai, chuẩn bị kỹ lưỡng, bảo đảm nội dung, tài liệu các dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có chất lượng, đúng tiến độ; gửi tài liệu đến Đại biểu Quốc hội đúng thời gian để đại biểu có điều kiện nghiên cứu, thảo luận tại địa phương, giảm bớt căng thẳng trong kỳ họp.

Riêng nội dung về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến tại

Sau hơn 2 ngày làm việc, hôm nay (16/7), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc phiên họp thứ 29. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì phiên họp.

Cơ bản tán thành, ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng, kỳ họp thứ 8 dồn việc rất lớn, nên cân nhắc thời gian Quốc hội làm việc 35 ngày. Những dự án luật thông qua hay cho ý kiến thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cần gợi ý kiến những vấn đề tập trung. Trước kỳ họp, diễn ra hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách cần phải sử dụng triệt để, buộc các đại biểu chuyên trách phải thể hiện trách nhiệm. Cùng với đó, cần phải đổi mới thời gian thảo luận tại hội trường. “Đặt câu hỏi dài dòng khiến người nghe, trả lời khổ, Đại biểu Quốc hội, cử tri cũng vậy”, ông Giàu nói.

Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề xuất, để nâng cao chất lượng kỳ họp thì từng khâu phải cải tiến. Dẫn chứng thực tế có dự án luật trình lần hai để Quốc hội xem xét, thông qua vẫn có Đại biểu Quốc hội nêu ý kiến có cần thiết ban hanh luật này không. Theo ông Lý, những dự án luật cho ý kiến lần đầu cần để Đại biểu Quốc hội cho ý kiến hết các nội dung, từ sự cần thiết, phạm vi điều chỉnh cho đến các nội dung của luật. Khi đã được chỉnh lý, xem xét thông qua thì không “đảo lại” để bàn câu chuyện mục đích ban hành với phạm vi điều chỉnh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đặt vấn đề, một dự án luật, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến ít nhất 4 lần. Có dự án luật sau khi cho ý kiến sửa gần 1 nửa. “Uỷ ban Thường vụ Quốc hội rất mất thời gian vì việc này. Cần phải nâng cao trách nhiệm của Ban soạn thảo và Cơ quan thẩm tra. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chỉ cho ý kiến lần đầu trước khi trình Quốc hội và lần thứ 2 trước khi thông qua”.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, số lượng luật xem xét, cho ý kiến, thông qua tại kỳ họp 8 rất lớn, nên cần phải cân nhắc, điều tiết thời gian cho từng dự án luật, như dự án Luật Tổ chức Quốc hội, rất nhiều đại biểu muốn góp ý kiến nhưng hết thời gian. “Để kỳ họp Quốc hội bảo đảm chất lượng, thì ngay từ khâu đầu tiên, Ban soạn thảo của các bộ, ngành phải có trách nhiệm trong từng dự án luật”, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh

Đồng tình, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, báo cáo đánh giá kỳ họp thứ 7 nêu “một số dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu chưa được chuẩn bị kỹ” vẫn chung chung. Nội dung đánh giá “việc chuẩn bị, gửi tài liệu của nhiều nội dung trước kỳ họp chưa bảo đảm tiến độ”, tôi cũng thấy vấn đề này luôn ổn định, có khi còn phát triển. Vì vậy, những dự án nào chưa chuẩn bị kỹ, chưa bảo đảm tiến độ phải “chỉ mặt, nêu tên cụ thể. Cứ chung chung vậy thì đến kỳ họp thứ 9, thứ 10 cũng chưa sửa được”.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu: Cử tri đồng tình tiếp tục thực hiện đấu tranh hòa bình trên Biển Đông

Qua tiếp xúc cử tri sau kỳ họp, tôi thấy cử tri đánh giá cao bản lĩnh của Quốc hội về vấn đề Biển Đông, thể hiện rõ nét qua bài khai mạc và bế mạc của Chủ tịch Quốc hội, Công thư của Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội gửi Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại nghị viện các nước. Cử tri tin tưởng, đồng tình với việc tiếp tục thực hiện các giải pháp đấu tranh hòa bình trên Biển Đông. Cử tri cũng bất ngờ và đồng tình việc Quốc hội dành ngân sách bổ sung 16 nghìn tỷ đồng hỗ trợ các lực lượng thực thi pháp luật trên biển và ngư dân.

Tuy nhiên, cử tri vẫn băn khoăn về 4 vấn đề, đó là tình hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm; bảo hiểm y tế và tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế; đào tạo sinh viên và bố trí việc làm cho sinh viên; việc xử phạt đội mũ bảo hiểm giả.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm