Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kiểm soát thủ tục hành chính để tránh rủi ro, giảm thiểu chi phí cho người dân

Thứ tư, 05/10/2011 - 16:11

(Thanh tra) - Để đánh giá tác động, kiểm soát thủ tục hành chính; cách thức tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính; cách thức thống kê, công bố và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Thanh tra Chính phủ... là những nội dung cơ bản được đặt lên bàn hội nghị phổ biến, quán triệt và tập huấn công tác kiểm soát thủ tục hành chính, diễn ra vào sáng ngày 5/10.

Quang cảnh hội nghị

 Đáp ứng tiêu chí cần thiết, hợp lý, hợp pháp và hiệu quả

Thủ tục hành chính là công cụ cần thiết để đưa chính sách của Nhà nước vào cuộc sống. Thực tế cho thấy, còn tồn tại nhiều thủ tục hành chính không cần thiết, không hợp lý và không hợp pháp.

Theo ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ, đa số các thủ tục hành chính được ban hành trong thời gian qua đều có những tồn tại làm người dân bức xúc, cũng như làm giảm hiệu quả, hiệu lực trong quản lý Nhà nước, nên cần phải kiểm soát thủ tục hành chính. Ông Nguyễn Văn Lâm nhấn mạnh: Kiểm soát thủ tục hành chính là công việc khó. Để kiểm soát được thủ tục hành chính trước hết phải kiểm soát được quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nội dung về thủ tục hành chính. Tiếp đó, phải công khai minh bạch thủ tục hành chính bằng cách truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia, trang web của cơ quan, niêm yết cho người dân biết; giải quyết các phản ánh kiến nghị của người dân về thủ tục hành chính. Điều này, đòi hỏi công tác kiểm soát thủ tục hành chính phải có sự quan tâm sát sao của lãnh đạo cơ quan.

Phó Tổng Thanh tra Thường trực Lê Tiến Hào (ảnh giữa) chủ trì hội nghị

Kiểm soát thủ tục hành chính, trong đó trọng tâm là việc đánh giá tác động các quy định về thủ tục hành chính sẽ duy trì và phát huy những lợi ích của Đề án 30 đối với xã hội, góp phần nâng cao chất lượng thể chế, thúc đẩy các hoạt động đầu tư, kinh doanh và các hoạt động xã hội khác.

Thông qua việc đánh giá tác động các quy định về thủ tục hành chính, các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính sẽ chứng minh với các cấp có thẩm quyền, với xã hội về sự cần thiết của từng thủ tục hành chính dự kiến ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung sau khi đã xác định rõ những vấn đề cần giải quyết và cân nhắc những giải pháp khác nhau để lựa chọn được giải pháp hợp lý nhất với chi phí và rủi ro thấp nhất cho các đối tượng tuân thủ thủ tục hành chính; bảo đảm tuân thủ các cam kết của Việt Nam với quốc tế.

Đánh giá tác động sẽ giúp các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản xây dựng được các quy định về thủ tục hành tốt đáp ứng các tiêu chí: Cần thiết, hợp lý, hợp pháp và hiệu quả thông qua 3 biễu mẫu theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính.

Giảm gánh nặng hành chính tối đa

Bên cạnh đánh giá tác động, cách thức tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sẽ lượng hóa được các chi phí xã hội. Từ đó sẽ đề xuất giải pháp bảo đảm tính hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính, giảm gánh nặng hành chính tối đa cho cá nhân, tổ chức.

Bà Nguyễn Thị Cúc Phương, chuyên viên Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính cho biết, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính là chi phí mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu để tuân thủ các quy định của một thủ tục hành chính nhất định. Chi phí tuân thủ tục tục hành chính được xác định gồm: Chi phí hành chính, chi phí tài chính gián tiếp, chi phí tài chính trực tiếp.

Cán bộ Thanh tra Chính phủ tập huấn kiểm soán thủ tục hành chính

Việc tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính được tiến hành theo 4 công đoạn: Phân tích và chia nhỏ thủ tục hành chính thành những hoạt động có thể đo lường được chi phí; thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình tính toán; phân tích số liệu và tiến hành tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính theo quy định hiện hành; tính toán chi phí tuân thủ thủ tục hành chính theo phương án mới và lập biểu đồ so sánh chi phí theo phương án mới (công đoạn này không áp dụng đối với thủ tục hành chính mới).

Chủ trì hội nghị, Phó Tổng Thanh tra Thường trực Lê Tiến Hào khẳng định, nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và nhiệm vụ của công tác kiểm soát thủ tục hành chính sẽ thống nhất được phương pháp, cách hiểu, cách làm trong việc triển khai, thực hiện, đồng thời nắm bắt, làm chủ được các kỹ năng, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với công tác kiểm soát thủ tục hành chính của cơ quan Thanh tra Chính phủ.

Theo ông Lê Tiến Hào, thông qua công tác kiểm soát thủ tục hành chính từ việc đánh giá tác động các quy định về thủ tục hành chính trong quá trình dự thảo; lấy ý kiến của cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính; công khai, minh bạch thủ tục hành chính sau khi được ban hành; kiểm soát việc thực thi thủ tục hành chính trong thực tiễn; tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức sẽ giúp phát hiện, giải quyết những bất cập của các quy định hành chính và giám sát việc thực thi thủ tục hành chính của đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan Thanh tra Chính phủ.

Để tránh tình trạng gửi báo cáo chưa đúng thời gian quy định; nội dung nhiều báo cáo chưa đầy đủ, còn chung chung thiếu phân tích cụ thể... Văn phòng Thanh tra Chính phủ đang tâp trung hoàn thiện Thông tư Quy định chế độ thông tin, báo cáo công tác của ngành Thanh tra.
Tại hội nghị, Thanh tra Chính phủ đã quán triệt chế độ thông tin, báo cáo của các cục, vụ, đơn vị của Thanh tra Chính phủ trong thời gian chưa ban hành Thông tư. Theo đó, báo cáo công tác tuần gửi về Văn phòng Thanh tra Chính phủ trước 9 giờ ngày thứ 6 hàng tuần; báo cáo công tác tháng gửi trước ngày 22 của tháng; báo cáo công tác quý gửi trước ngày 22 của tháng cuối quý; báo cáo tổng kết năm gửi trước 22/12 của năm. Các báo cáo phải bảo đảm các nội dung: kết quả thực hiện nhiệm vụ; dự kiến nhiệm vụ công tác; đánh giá và đề xuất, kiến nghị. 

Hương Giang - Hồng Vĩnh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm