Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

"Kiểm định phân bón bằng miệng, thuốc trừ sâu kiểm định bằng gì?"

Thứ hai, 17/11/2014 - 21:02

(Thanh tra) - Tôi chất vấn về hàng gian, hàng giả, về cách quản lý, Bộ trưởng cho rằng thiếu phương tiện kiểm định đến nỗi phân bón phải kiểm định bằng miệng. Tôi không đồng ý. Vậy thuốc trừ sâu sẽ kiểm định bằng gì?

ĐBQH Nguyễn Thị Khá. Ảnh: Thảo Nguyên

Sau phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, bên hành làng Quốc hội trao đổi với báo chí chiều ngày 17/11, ĐB Nguyễn Thị Khá (tỉnh Trà Vinh) đánh giá, Bộ trưởng nắm vấn đề khá rõ nhưng cách trả lời có lúc hình như còn có ý đối phó.

+ Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng gây sốc khi cho biết, nhiều khi lực lượng chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái phải kiểm tra chất lượng phân bón bằng… miệng. Bà đánh giá như thế nào về vấn đề này?

- Một cơ quan quản lý nhà nước không thể thiếu phương tiện kiểm định đến nỗi phải dùng miệng để kiểm định. Có thể một người nông dân nào đó có thể nếm một mặt hàng, nhưng cơ quan quản lý nhà nước có biết bao nhiêu mặt hàng diễn ra hàng ngày phức tạp như thế mà không có phương tiện, lạc hậu đến nỗi dùng miệng để kiểm định thì không thể chấp nhận được ở một xã hội hiện tại. 

+Bà có vẻ rất bức xúc trước thông tin này?

- Tôi muốn Bộ trưởng Bộ Công thương phải làm rõ để người dân tin tưởng. Hàng gian, hàng giả mà chống bằng miệng thì biết chừng nào chống được? Biết chừng nào làm rõ để người dân yên tâm sản xuất đún pháp luật? Trong khi những kẻ gian dối dùng đủ mọi cách thì Bộ trưởng lại nói dùng cách thô sơ lạc hậu như thời cổ đại là tôi không chịu.

+ Bà có hy vọng tới đây, Bộ Công thương sẽ có những giải pháp mạnh mẽ để trang bị phương tiện cho lực lượng ngành để chống chống buôn lậu, nạn hàng giả, hàng nhái hiệu quả?

- Chống buôn lậu không phải trách nhiệm của riêng Bộ Công thương ví dụ như Ban Chỉ đạo 389 do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. Nhưng ở lĩnh vực nào của mình thì mình phải đóng vai chính, Bộ Công thương có trách nhiệm tham mưu, đề xuất mau sắm thiết bị thế nào, phương tiện gì cần thiết cho mặt hàng nào chứ không thể trả lời như thế được. 

+ Nếu thực sự có chuyện thiếu phương tiện đến mức đó thì lỗi do đâu, thưa bà?

- Trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý Nhà nước. Trang thiết bị, phương tiện của ngành Công thương thì phải do Bộ Công thương, còn ngành Y tế thì không thể Bộ Công thương được mà là Bộ Y tế. Nhưng lĩnh vực mua bán thương mại phải là trách nhiệm của Bộ Công thương.

+ Nhưng Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng lại "kêu" khó?

- Một mình Bộ Công thương không thể làm rõ và làm được nhiều như thế. Nhưng với vai trò tham mưu, Bộ Công thương đã đề xuất đến nơi đến chốn chưa và đúng trách nhiệm của mình chưa? Đề xuất, tham mưu đó không được Chính phủ chấp nhận hay không có tiền ? Bộ thiếu đề xuất hay đề xuất không kịp thời? Vấn đề đó phải xem xét cho rõ. 

+ Vấn đề là đầu tư vào trang thiết bị, máy móc kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa rất tốn kém vì có hàng ngàn mặt hàng phải kiểm định nên ngân sách không thể “kham” nổi, thưa bà?

- Đúng là ngân sách không thể cấp đủ trang thiết bị, máy móc để kiểm tra hàng ngàn mặt hàng, nhưng chúng ta có cơ chế. Đó là cơ chế “dùng đậu để nấu đậu”.

Tức là sử dụng tiền xử phạt vi phạm hành chính; tiền bán hàng hóa, phương tiện buôn lậu; sản xuất, vận chuyển, buôn bán hàng giả, hàng buôn lậu, hàng nhái, hàng kém chất lượng để mua sắm trang thiết bị, máy móc và trang trải cho lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Số tiền xử phạt vi phạm hàng chính trong lĩnh vực này rất lớn, nếu Chính phủ, Bộ Công thương đề xuất, tôi chắc là Quốc hội sẽ đồng tình.

+ Vẫn chưa hài lòng phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng về hàng giả, hàng nhái. Vậy ai sẽ là người phải trả lời đến tận cùng của vấn đề ?

- Người trả lời tiếp theo không ai hơn là Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng được phân công. 

+ Nhiều ý kiến cử tri, ĐBQH cũng rất băn khoăn và chất vấn về tình trạng « đì đẹt » của công nghiệp hỗ trợ. Với phần trả lời trách nhiệm của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, bà có thấy hài lòng?

- Tôi thấy, Bộ trưởng Bộ Công thương đã trả lời đi vào trọng tâm nhưng chưa thực sự hài lòng. Như câu  hỏi của tôi về tỷ lệ nội địa hóa thấp như vậy, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào chỉ để hưởng chính sách ưu đãi, sử dụng một phần lao động phổ thông của mình với giá rẻ. Muốn giải được vấn đề này, Bộ trưởng phải làm gì? Bộ trưởng có đề nghị sắp tới đào tạo nguồn nhân lực về khoa học công nghệ. Nhưng thời gian qua, nhà nước và xã hội đã đầu tư rất nhiều cho lĩnh vực này. Và thực tế, chúng ta không sử dụng hết tiền này và không khai thác hết tiềm năng của nó.

Bộ trưởng Bộ Công thương chưa thực sự mạnh dạn nhận trách nhiệm về mình lĩnh vực nào cụ thể. Có những lĩnh vực đòi hỏi sự phối hợp nhưng vai trò tham mưu đề xuất chủ chốt là của Bộ trưởng. Tức là Bộ trưởng phải đề xuất với liên ngành, với Chính phủ, Bộ Giáo dục hay Bộ Công an, Bộ Y tế hay là bộ nào liên quan… nhưng nếu không đề xuất, tham mưu thì đó là trách nhiệm của Bộ trưởng.

+ Cử tri và ĐBQH luôn mong muốn những chuyển động thật sự sau mỗi lần chất vấn. Bà có tin sau kỳ họp này sẽ có thay đổi?

- Tôi nghĩ chuyển động thì cũng có, nhưng ở mức độ nào, có đáp ứng mong mỏi của cử tri hay không mới là quan trọng ? Nói không thì không được, nhưng chỉ đáp ứng một phần nào đó mong mỏi của cử tri 

Thảo Nguyên (Ghi)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm