Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 24/01/2022 - 11:43
(Thanh tra) - Với việc sửa đổi Luật Thi hành án dân sự cho phép mở rộng cơ chế ủy thác xử lý tài sản cùng lúc trên nhiều địa phương được kỳ vọng là tháo gỡ “điểm nghẽn” thu hồi tài sản trong vụ án tham nhũng, kinh tế.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu. Ảnh: Đ.X
Sáng 24/1, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật: Đầu tư công, Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Đầu tư, Nhà ở, Đấu thầu, Điện lực, Doanh nghiệp, Thuế tiêu thụ đặc biệt và Thi hành án dân sự.
Một trong những điểm sửa đổi của Luật Thi hành án dân sự là cho phép mở rộng cơ chế ủy thác xử lý tài sản cùng lúc trên nhiều địa phương khi các tài sản bị kê biên, phong tỏa trong vụ án ở nhiều địa phương khác nhau.
Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu, trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, tài sản thường nằm ở nhiều địa phương khác nhau. Theo quy định cũ, phải chờ địa phương này thi hành án xong thì mới được ủy thác ở địa phương kia.
“Trong thời gian đó cũng là kẽ hở dẫn đến thất thoát tài sản”, ông Hiếu nói và cho biết, với cơ chế mới Chính phủ kỳ vọng thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao hơn, đặc biệt là thu hồi tài sản trong vụ án tham nhũng, kinh tế.
Trả lời báo chí về nội dung này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Đỗ Đức Hồng Hà cũng nhấn mạnh với cơ chế này được kỳ vọng sẽ khắc phục “điểm nghẽn” thu hồi tài sản tham nhũng thời gian qua.
Theo ông Hà, việc thu hồi tài sản tham nhũng thời gian gần đây có tiến bộ hơn, song vẫn rất thấp, trung bình chỉ đạt 10%. Một trong những “điểm nghẽn” là do cơ chế ủy thác xử lý tài sản trong luật thi hành án dân sự bắt buộc phải thực hiện thi hành án xong tại một địa phương mới được phép ủy thác cho địa phương khác.
“Chẳng hạn một vụ việc mất khoảng 6 tháng để xử lý thì theo cơ chế cũ, một vụ án với 5 vụ việc phải xử lý tài sản sẽ kéo dài 3 năm. Luật sửa đổi lần này bổ sung cơ chế mới cho phép đồng thời xử lý tài sản tại cả 5 địa phương. Như vậy, sẽ xử lý nhanh và triệt để hơn, khắc phục điểm nghẽn thời gian qua”, ông Hà phân tích.
Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung 9 luật vừa được Quốc hội thông qua ngày 11/1 tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất Quốc hội khóa XV.
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2022.
Kể từ ngày luật này có hiệu lực thi hành, các việc thi hành án dân sự chưa được thi hành hoặc chưa thi hành xong thì áp dụng quy định của luật này; quyết định, hành vi của cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên đã được thực hiện theo quy định của Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 64/2014/QH13, Luật số 23/2018/QH14 và Luật số 67/2020/QH14 có giá trị và tiếp tục được thực hiện.
Các chính sách đã được đánh giá tác động kỹ lưỡng
Thứ trưởng Phan Chí Hiếu cũng thông tin, sau khi luật sửa đổi 9 luật được công bố, Bộ Tư pháp cùng các cơ quan liên quan sẽ tiến hành hợp nhất các văn bản luật theo quy định để người dân có thể tra cứu.
Với việc đánh giá tác động các chính sách được đề xuất sửa đổi trong dự án luật, theo ông Hiếu, đây đều là những vấn đề bất cập lớn, không thể không sửa để khắc phục các vướng mắc, chồng chéo.
Dù được thông qua tại kỳ họp bất thường vừa qua nhưng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành đánh giá tổng kết thực tiễn, phát hiện các vướng mắc từ sớm và trình Quốc hội từ tháng 6/2021.
“Các chính sách lớn đều được các bộ, ngành xây dựng báo cáo tác động và báo cáo Chính phủ. Bộ Tư pháp cũng đã thẩm định chi tiết. Các chính sách cũng được tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu tác động khá cụ thể”, ông Hiếu khẳng định.
Ông Hiếu cũng cho biết, đây là lần đầu tiên có dự án luật sửa đổi 9 luật với các vấn đề hoàn toàn khác nhau. Song việc một luật sửa nhiều luật đã được quy định tại luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
“Theo quy định của luật thì kỹ thuật này áp dụng cho một số tình huống cấp bách, đã được nhận thức rõ, đánh giá tác động kỹ lưỡng và các vấn đề nằm trong các lĩnh vực có quan hệ xã hội gần nhau”, ông Hiếu nói.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà