Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giải quyết vụ việc dân sự: Trung ương áp dụng tập quán nào?

Thứ năm, 13/11/2014 - 17:11

(Thanh tra) - Ngày 13/11, thảo luận ở tổ về Dự án Bộ Luật Dân sự (sửa đổi), nhiều Đại biểu (ĐB) bày tỏ băn khoăn với quy định, Tòa án không được từ chối đơn khởi kiện của người dân dù pháp luật chưa có quy định để giải quyết thì giải quyết theo phong tục tập quán cũng như các hình thức sở hữu…

Đại biểu Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) đề nghị, phải làm rõ sở hữu toàn dân nếu không sẽ chỉ là tài sản vô chủ. Ảnh: Thảo Nguyên

Áp dụng tập quán thế nào cho đúng?

Dự thảo Bộ luật kế thừa Bộ luật Dân sự hiện hành và một số đạo luật tiếp tục quy định cho phép áp dụng tập quán với điều kiện các tập quán đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Trên thực tế, Tòa án còn lúng túng trong việc áp dụng tập quán để giải quyết tranh chấp vì hầu hết các văn bản hiện hành mới chỉ thừa nhận cho phép áp dụng mà chưa có quy định thế nào là tập quán và điều kiện áp dụng tập quán. Các văn bản pháp luật cũng mới dừng ở việc chỉ ra trong trường hợp nào áp dụng tập quán và xác định thứ tự ưu tiên của việc áp dụng. 

Bày tỏ băn khoăn, ĐB Nguyễn Trọng Trường (Bắc Ninh) đặt vấn đề, Tòa án chỉ áp dụng theo pháp luật, nếu không có quy định pháp

"Bộ Luật này đụng chạm đến người dân rất lớn nên phải lấy ý kiến nhân dân, tránh làm hình thức, tốn tiền bạc, thời gian, lấy ý kiến thì nhiều nhưng tiếp thu như thế nào không biết? Tiếp thu theo ý kiến chủ quan là không được", ĐB Danh Út (Kiên Giang) nhấn mạnh.

luật thì là căn cứ để trả lại đơn. Còn áp dụng tập quán, tập tục để giải quyết thì chỉ có thể áp dụng ở địa phương. “Vụ việc kiện ra Trung ương thì Trung ương áp dụng tập quán nào? Do đó phải quy định rõ”, ĐB Trường nói. 

Đồng quan điểm, ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) nhấn mạnh, áp dụng tập quán, lẽ công bằng trong giải quyết các vụ việc dân sự là tốt, nhưng để bảo vệ quyền của người dân thì phải quy định chặt chẽ. 

Theo ĐB Siu Hương (Gia Lai), quy định áp dụng tập quán để giải quyết các vụ việc dân sự có thể sẽ khó vận hành, nhất là khi áp dụng tại những khu vực có đồng bào nhiều dân tộc cùng sinh sống với những tập quán có thể rất khác nhau. 

“Mất con là một nỗi đau rất lớn, đặc biệt là với những gia đình hiếm muộn, phải chạy chữa lâu dài tốn kém. Nhưng quy định về bồi thường tai nạn dân sự ngoài hợp đồng lại chưa đề cập đến trường hợp này”, ĐB Hương nói và nhắc lại trường hợp tai nạn giao thông xảy ra với thai phụ làm thiệt mạng thai nhi. 

Thẩm tra Dự án Luật, Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị, để bảo đảm tính khả thi của các quy định này, cần quy định rõ các nội dung về áp dụng tập quán, áp dụng quy định tương tự của pháp luật và lẽ công bằng trong Bộ Luật Dân sự làm căn cứ để Tòa án áp dụng giải quyết vụ việc dân sự của người dân.

Phải làm rõ sở hữu toàn dân

Theo ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng), về quyền và vật quyền, trước đây ta gọi là quyền và quyền sở hữu cá nhân hoặc là giao dịch dân sự nhưng bây giờ gọi là hành vi dân sự. 

“Đây là từ mới, khái niệm mới. Tôi đề nghị về vấn đề này bên Tòa án, Viện Kiểm sát phải tổng kết, nếu dùng những từ ngữ mới phù hợp với thực tiễn thì nên sử dụng. Còn luật cũ ghi là giao dịch dân sự, Tòa án và Viện Kiểm sát không hiểu sai và nhân dân cũng hiểu quen rồi thì cũng không cần thiết phải sửa”, ĐB Thuyền lưu ý.

ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) kiến nghị: "Không nên sử dụng các từ như "vật quyền", "trái quyền", "địa dịch", bởi dễ dẫn đến gây tranh cãi không cần thiết vì khó hiểu đối với người dân, do đó nên dùng các khái niệm phổ thông. Còn Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói "nên sử dụng các từ ngữ dân dã, dễ hiểu, dễ áp dụng".

Về hình thức sở hữu, Dự Luật đưa ra 2 phương án. Phương án 1 gồm 3 hình thức sở hữu là sở hữu chung, sở hữu riêng và sở hữu toàn dân. Phương án 2 quy định 2 hình thức sở hữu là sở hữu chung và sở hữu riêng. 

ĐB Lê Đình Khanh (Hải Dương) cho rằng, nên theo phương án 2 để tránh sự chồng chéo. Theo ĐB Khanh, sở hữu toàn dân là đặc thù, thực ra là một hình thức sở hữu chung. “Ta có quy định sở hữu toàn dân nhưng Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Ví dụ như tài nguyên về đất đai, tài nguyên về khoáng sản, không khí, bầu trời… tôi cho rằng cái đó cũng nằm trong sở hữu chung. Nếu chúng ta gọi là sở hữu toàn dân thì là sở hữu của tất cả mọi người, thì đấy chỉ là một dạng của sở hữu chung.”

Tuy nhiên, ĐB Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) đề nghị, phải làm rõ sở hữu toàn dân nếu không sẽ chỉ là tài sản vô chủ. "Nhà nước đại diện sở hữu toàn dân thì cụ thể Nhà nước là ai?”, ĐB ông Phúc đặt câu hỏi. 

Đồng tình với việc phân làm 2 loại gồm tư cách pháp nhân thương mại và tư cách pháp nhân phi thương mại nhưng một số ĐB đề nghị phải làm rõ khái niệm bao hàm của tư cách pháp nhân phi thương mại để tránh gặp những vướng mắc không đáng có sau này. 

ĐB Đỗ Ngọc Niễn (Bình Thuận) phân tích, nếu giải thích pháp nhân phi thương mại là có tên tuổi, có văn phòng chính, có tài khoản, có bổ nhiệm, miễn nhiệm và hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, lợi nhuận không chia cho các thành viên thì hợp tác xã, tổ chức mặt trận, tổ chức đoàn thể xã hội, chính trị, thậm chí tổ chức Đảng cũng được xem là pháp nhân phi thương mại.

Về thời hiệu khởi kiện, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, quyền của người dân thì cơ quan Nhà nước (ở đây là Tòa án) không được từ chối, nhưng quyền thừa kế là vấn đề phức tạp trong cuộc sống nên thời hiệu khởi kiện thừa kế phải được xem xét. "Không bỏ sót vấn đề nào trong xã hội. Việc dân sự cốt ở đôi bên nhưng không thể không có sự tham gia của Nhà nước. Sửa đổi Bộ Luật Dân sự lần này phải quán triệt được hết mọi vấn đề của xã hội, từng người dân, không để vài năm lại sửa, cùng các Luật khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân", ĐB Phúc nhấn mạnh

Đồng tình việc thời hiệu khởi kiện thừa kế bất kỳ lúc nào nhưng, theo ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) phải làm rõ vì nếu quy định như vậy thì tài sản có thể bị kiện bất kỳ lúc nào và lúc đó có được đăng ký quyền sở hữu hay không?

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đầu tháng 1/2025, Hà Nội hoàn thành sắp xếp bộ máy

Đầu tháng 1/2025, Hà Nội hoàn thành sắp xếp bộ máy

(Thanh tra) - Với quyết tâm chính trị cao nhất, Hà Nội phải hoàn thành việc tổng kết sắp xếp bộ máy theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Tổng Bí thư Tô Lâm vào đầu tháng 1/2025.

Hải Hà

17:54 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm