Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giải ngân ODA: “Địa phương nào không làm được thì báo cáo Thủ tướng cắt vốn”

Hương Giang

Thứ năm, 29/10/2020 - 11:25

(Thanh tra) - “Địa phương nào không làm được thì báo cáo Thủ tướng điều chuyển vốn, cắt vốn, thậm chí sang năm 2021, 2022 không bố trí vốn nữa. Phải có chế tài mạnh mẽ”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Quang Hiếu

Sáng 29/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến với các bộ, cơ quan, địa phương về tình hình thực hiện, giải ngân các chương trình, dự án ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.

“Cơ quan nào gây khó khăn, phiền hà cho thủ tục ODA phải nói rõ”

Mở đầu phiên họp, theo người đứng đầu Chính phủ, đến nay, giải ngân vốn đầu tư ngân sách Nhà nước đạt trên 60%, là mức cao nhất từ trước đến nay. Giải ngân ODA cũng có chuyển biến, nhưng tỉ lệ còn thấp.

“Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng giải ngân vốn thấp như vậy”, Thủ tướng nói và đặt vấn đề: Tại sao nhiều dự án kéo dài nhiều năm chưa giải phóng mặt bằng được, có phải do chúng ta chưa quan tâm, chưa có cách làm đúng mức không?

Lãnh đạo Chính phủ cho rằng, công tác giải phóng mặt bằng chủ yếu là ở cấp quận, huyện, tỉnh. “Các đồng chí đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, có cách làm tốt trong tìm mặt bằng tốt cho dự án ODA chưa” - Thủ tướng nêu.

Thủ tướng cũng cho hay, nhiều địa phương đi xin dự án ODA nhưng không bố trí vốn đối ứng cho dự án thì “giải pháp nào cho vấn đề này”?

Bên cạnh đó, có việc giải quyết thủ tục giải ngân ở địa phương còn chậm trễ.

“Cơ quan nào gây khó khăn, phiền hà cho thủ tục ODA thì phải nói rõ”, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu và cũng chỉ ra các nguyên nhân về phía chủ đầu tư, ban quản lý dự án kém năng lực, lúng túng, không có kinh nghiệm trong tổ chức thi công.

Người đứng đầu Chính phủ lưu ý, bên cạnh thảo luận tình hình, nguyên nhân thì cần tập trung nêu rõ các giải pháp, “không đá quả bóng” từ tỉnh lên Trung ương mà phải “xắn tay” vào cuộc để phấn đấu đến cuối năm đạt được tỉ lệ giải ngân cụ thể.

“Địa phương nào không làm được thì báo cáo Thủ tướng điều chuyển vốn, cắt vốn, thậm chí sang năm 2021, 2022 không bố trí vốn nữa. Phải có chế tài mạnh mẽ”, Thủ tướng nêu rõ.

Một số bộ, địa phương hoàn trả kế hoạch vốn ODA gây sức ép lên ngân sách

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2020, số vốn nước ngoài Thủ tướng đã giao là 60.000 tỷ đồng (các bộ, cơ quan Trung ương 21.516 tỷ đồng, địa phương là 38.484 tỷ đồng).

Toàn cảnh tại các điểm cầu tham gia hội nghị trực tuyến. Ảnh: TN

Tính ngày 31/10, ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài đạt 18.089 tỷ đồng, bằng 30,15% kế hoạch, trong đó các bộ, cơ quan Trung ương giải ngân được 5.824 tỷ đồng đạt 27,07% dự toán, còn địa phương là 12.256 tỷ đồng đạt tỷ lệ 31,87% dự toán được giao.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính ước đến ngày 31/10, phần lớn các bộ, cơ quan Trung ương có mức giải ngân thấp, riêng Bộ Giao thông vận tải có mức giải ngân cao nhất với tỷ lệ 44,8%.

Các địa phương có mức giải ngân khá gồm Tây Ninh (91,74%), Bình Định (73,26%), Cao Bằng (62,58%), Hà Nam (61,64%), Bắc Kạn (60,66%), Lai Châu (60,61%), Khánh Hòa (53,89%), Kiên Giang (52,82%), Hải Phòng (52,71%), Sóc Trăng (52,37%), Điện Biên (51,55%).

“Mức giải ngân vốn nước ngoài đã tăng từ 21,26% trong 8 tháng lên 30,15% trong 10 tháng, cao hơn cùng kỳ năm 2019. Nếu tính theo số vốn kế hoạch năm 2020 đã điều chỉnh theo Quyết định số 1638/QĐ-TTg ngày 23/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ thì mức giải ngân này đạt trên 35%”, ông Nguyễn Chí Dũng khái quát.

Song theo ông Dũng, một số bộ, cơ quan Trung ương và địa phương hoàn trả kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài năm 2020 đã gây sức ép lên ngân sách Nhà nước trong các năm tiếp theo, giảm uy tín của Việt Nam với các nhà tài trợ.

Cạnh đó, có tình trạng chậm hoàn thành thủ tục rút vốn và chậm giải ngân với số vốn kiểm soát chi nhưng chưa giải ngân (trên 2.797 tỷ đồng) và khối lượng công việc đã hoàn thành nghiệm thu (khoảng 4.533 tỷ đồng) hoàn tất thủ tục rút vốn và giải ngân.

Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông báo tình hình bão lũ ở miền Trung.

Theo Thủ tướng, thời gian qua, liên tiếp xảy ra các sự cố như tai nạn tàu thuyền trên biển, đến nay chưa tìm thấy gần 30 người. Tối qua, xảy ra vụ sạt lở đất rất nghiêm trọng trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, khiến hơn 50 người mất tích.

“Tối hôm qua chúng tôi đã có biện pháp chỉ đạo rất quyết liệt, để đưa lực lượng chức năng vào tận hiện trường. Ngay 10h đêm hôm qua, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có cuộc họp tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Sáng sớm nay, đồng chí Phó Thủ tướng đã di chuyển Sở Chỉ huy tiền phương đến khu vực này, cùng lực lượng quân đội tìm kiếm bà con bị vùi lấp”, Thủ tướng cho biết, đã yêu cầu các loại phương tiện, nhất là hải quân, không quân tiếp tục tìm 2 tàu mất liên lạc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm