Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giá dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tư nhân ai quyết định?

Hương Giang

Thứ năm, 17/02/2022 - 13:14

(Thanh tra) - Cơ cấu giá khám chữa bệnh; giá dịch vụ khám chữa bệnh ở cơ sở y tế công lập và tư nhân; điều kiện cơ sở khám chữa bệnh phi lợi nhuận… là những vấn đề Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị làm rõ khi sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Đ.X

Sáng 17/2, tiếp tục Phiên họp thứ 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc bổ sung Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vào chương trình xây dựng luật năm 2022.

Quy định rõ, bảo đảm công khai, minh bạch

Phiên họp chỉ quyết định việc bổ sung dự luật vào chương trình, tuy nhiên, khi phát biểu ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, dự án luật này còn nhiều vấn đề phải thảo luận.

Chủ tịch Quốc hội đề cập nhiều vấn đề liên quan tới tài chính, ngân sách trong công tác khám chữa bệnh và đề nghị phải làm rõ.

“Vừa qua có nhiều vụ việc nổi cộm trong công tác khám, chữa bệnh. Lần này sửa luật phải đảm bảo công khai, minh bạch để có khung khổ rất rõ để tránh những chuyện như vừa qua”, ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch Quốc hội, dự thảo luật cần phải làm rõ hơn để tránh nhầm lẫn giữa y tế dự phòng và khám chữa bệnh. Ông cho rằng, y tế dự phòng cần sử dụng từ nguồn ngân sách Nhà nước, còn khám chữa bệnh dùng Quỹ Bảo hiểm Y tế theo nguyên tắc đóng, hưởng.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, các quy định về tài chính - ngân sách liên quan đến trang thiết bị y tế và hoạt động khám chữa bệnh còn “rất chung chung”. Chẳng hạn, cơ cấu giá khám chữa bệnh; giá dịch vụ khám chữa bệnh ở các cơ sở công lập và tư nhân…

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thống nhất bổ sung Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh vào chương trình xây dựng luật pháp lệnh 2022. Ảnh: Đ.X

“Bộ Y tế quyết định giá dịch vụ khám chữa bệnh của cơ sở khám chữa bệnh Nhà nước. Vậy giá dịch vụ khám chữa bệnh ở cơ sở tư nhân thì ai quyết định. Họ có tự quyết được không?”, ông Huệ đặt vấn đề.

Vấn đề nữa, theo Chủ tịch Quốc hội là cần làm rõ các điều kiện của cơ sở khám chữa bệnh phi lợi nhuận vì hiện nay, các cơ sở y tế phi lợi nhuận sẽ không phải đóng thuế chênh lệch thu chi, trong khi các cơ sở khác lại phải đóng.

“Chỗ này không minh bạch, phải làm rõ và rà soát lại các quy định hiện hành”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Xây dựng luật riêng về trang thiết bị y tế

Giải trình, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong dự thảo luật, Chính phủ làm rõ và bóc tách nguồn lực cho y tế dự phòng và khám chữa bệnh trên nguyên tắc khám chữa bệnh chi bằng bảo hiểm y tế, còn y tế dự phòng chi bằng ngân sách như Chủ tịch Quốc hội nói. Hiện Chính phủ đang xây dựng Luật Bảo hiểm Y tế (sửa đổi) để quy định rõ vấn đề này.

Về giá dịch vụ tại cơ sở tư nhân, theo ông Long, đây là vấn đề mà bộ cũng đang “rất khó”.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Đ.X

“Nếu đưa ra khung cứng giá dịch vụ y tế tư nhân không tạo ra cạnh tranh, không phát triển y tế tư nhân. Trong khi nếu không quy định thì có thể không đảm bảo quyền lợi cho người bệnh”, ông Long phân tích và cho hay Bộ Y tế đang sửa đổi trên nguyên tắc chung là cơ chế thị trường để đảm bảo sự phát triển cho y tế tư nhân.

Còn về cơ cấu giá, ông Long cho biết, hiện trong 4 yếu tố cấu thành giá, gồm chi phí trực tiếp cho người bệnh, chi phí tiền lương, khấu hao thiết bị và chi phí quản lý thì Chính phủ mới tính được 2. Còn 2 yếu tố nữa trong năm 2022 sẽ cố gắng tính đúng, tính đủ để đảm bảo cho hệ thống y tế phát triển.

Bên cạnh đó, giá ở cơ sở y tế Nhà nước hiện chưa tính tới lợi nhuận. Bộ Y tế sẽ tiếp thu để quy định trong dự thảo luật.

Bộ trưởng Y tế cũng thông tin hiện Chính phủ đã có Nghị định 98 quy định về thiết bị y tế, song Bộ Y tế thấy chưa đáp ứng được thực tiễn. Do đó, bộ đang xây dựng Luật về trang thiết bị y tế trong đó quy định cụ thể về giá, cấp phép, đấu thầu…

Với cơ sở khám chữa bệnh phi lợi nhuận, ông Long cho biết đã có công bố điều kiện và cho biết sẽ tiếp tục làm rõ thêm vấn đề này…

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thống nhất bổ sung Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh vào chương trình xây dựng luật pháp lệnh 2022.

Bác sĩ nước ngoài chữa bệnh cho người Việt Nam phải thành thạo tiếng Việt? Trong phạm vi điều chỉnh của dự luật, một trong những nội dung đáng lưu ý là quy định người nước ngoài hành nghề lâu dài tại Việt Nam và khám chữa bệnh cho người Việt Nam phải thành thạo sử dụng tiếng Việt trong khám chữa bệnh, không được sử dụng phiên dịch. Việc sử dụng ngôn ngữ không phải là tiếng Việt trong khám chữa bệnh chỉ áp dụng trong một số trường hợp (ví dụ: Khám chữa bệnh nhân đạo, chuyển giao kỹ thuật, khám cho người có cùng ngôn ngữ…) theo quy định của Chính phủ.  Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Đ.X Đại diện cơ quan thẩm tra - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng - cho rằng nội dung chính sách đề xuất này chưa phù hợp, không thu hút được các bác sĩ nước ngoài có trình độ cao đến làm việc, hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam, nhất là đối với một số lĩnh vực khám chữa bệnh mà nước ta còn yếu, cần tranh thủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn của các chuyên gia nước ngoài trong điều kiện nước ta ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng. Bộ trưởng Y tế cho biết, hiện cả nước chỉ có 585 người nước ngoài hành nghề trong 3 lĩnh vực là y học cổ truyền, thẩm mĩ và răng hàm mặt. Tuy nhiên việc quản lý chất lượng rất khó, việc khám chữa bệnh qua phiên dịch làm giảm chất lượng khám chữa bệnh. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, tất cả các nước đều quy định người nước ngoài hành nghề đều phải thông thạo ngôn ngữ sở tại. Theo ông Long, yêu cầu thông thạo tiếng Việt chỉ quy định khi bác sĩ đăng ký hành nghề, còn các hoạt động chuyển giao công nghệ, hợp tác, đào tạo thì không cần phải có quy định này.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm