Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 09/11/2022 - 16:34
(Thanh tra) - Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được cấp băng tần với thời hạn không quá 3 năm để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện. Ảnh: Đ.X
Chiều ngày 9/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, với 444 đại biểu tán thành, chiếm 89,16% tổng số đại biểu Quốc hội. Đây là dự thảo luật đầu tiên được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này.
Trước khi biểu quyết thông qua toàn văn dự thảo luật, Quốc hội đã xem xét, biểu quyết riêng điều khoản về lựa chọn phương án cấp tần số vô tuyến điện cho doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép chỉnh lý theo hướng: Trường hợp đặc biệt, băng tần có thể được cấp cho doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh với thời hạn không quá 3 năm để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
“Phương án này đã được Chính phủ đồng thuận”, ông Lê Quang Huy cho biết.
Để hoàn thiện, theo ông Huy, dự thảo bổ sung yêu cầu “xác định cụ thể nhiệm vụ quốc phòng, an ninh giao cho doanh nghiệp” trong đề án.
Theo đó, dự thảo luật được Quốc hội thông qua quy định rõ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách nhiệm lập đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh lấy ý kiến Bộ Thông tin và Truyền thông, ý kiến Bộ Công an đối với đề án do Bộ Quốc phòng lập, ý kiến Bộ Quốc phòng đối với đề án do Bộ Công an lập để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án trước khi Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép.
Đề án phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh; an toàn, bảo vệ bí mật nhà nước; sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông; xác định cụ thể nhiệm vụ quốc phòng, an ninh giao cho doanh nghiệp; xác định lượng tần số phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh chiếm tỷ lệ cơ bản trên tổng lượng tần số đề nghị cấp phép.
Trước khi giấy phép hết thời hạn 3 tháng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức đánh giá hiệu quả việc sử dụng băng tần đã cấp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định dừng hoặc tiếp tục thực hiện đề án không quá 12 năm làm cơ sở để Bộ Thông tin và Truyền thông gia hạn giấy phép.
Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Một nội dung rất đáng lưu ý khác cũng đã được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến đại biểu liên quan đến việc phân bổ tần số vô tuyến điện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Theo đó, nếu tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện có khả năng gây nhiễu có hại cho tần số và thiết bị vô tuyến điện của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo cho tổ chức, cá nhân phải ngừng sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện cho đến khi kết thúc tình huống quy định tại khoản này.
Dự thảo luật được Quốc hội thông qua cũng bổ sung 4 điều mới quy định về: Trường hợp đặc biệt được sử dụng tần số vô tuyến điện ngoài quy hoạch (Điều 11a); điều kiện tham gia đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện và cam kết triển khai mạng viễn thông (Điều 18a); cấp lại giấy phép sử dụng băng tần (Điều 20a); quy định chuyển tiếp.
Trong đó, quy định chuyển tiếp nêu rõ, tổ chức đã được cấp giấy phép sử dụng băng tần để thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất mà hết hạn sử dụng trước ngày 6/9/2023 thì được xem xét gia hạn tối đa đến hết ngày 15/9/2024 và không phải nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện cho thời gian được gia hạn.
Tổ chức đã được cấp giấy phép sử dụng băng tần để thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất mà hết hạn sử dụng trước ngày 16/9/2024 thì không phải nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện cho đến hết thời hạn được ghi trong giấy phép và không được gia hạn, trừ trường hợp quy định trên.
Như vậy, ngoài 4 điều mới, dự thảo luật được Quốc hội thông qua sửa đổi, bổ sung về nội dung 14 điều; sửa đổi, bổ sung về kỹ luật 9 điều; đồng thời, bãi bỏ khoản 3 Điều 8 và khoản 3 Điều 19 luật năm 2009.
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023.
Theo quy định của luật, tần số vô tuyến điện được hiểu là tần số của sóng vô tuyến điện.
Sóng vô tuyến điện là sóng điện từ có tần số thấp hơn 3000 gigahéc (GHz) truyền lan tự do trong không gian, không có dẫn sóng nhân tạo.
Băng tần số vô tuyến điện (gọi là băng tần) là một dải tần số vô tuyến điện được giới hạn bằng hai tần số xác định.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương