Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 12/08/2020 - 14:34
(Thanh tra) - Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) mới nhất đề ra lộ trình 5 năm để thực hiện việc thu phí cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên lượng, chủng loại chất thải phát sinh trước ngày 1/1/2025.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng
Sáng 12/8, tiếp tục phiên họp 47, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).
Đề xuất chi trả xử lý chất thải theo khối lượng từ năm 2025
Báo cáo một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình Dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho hay, vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt được nhiều đại biểu Quốc hội ủng hộ, dư luận quan tâm; đặc biệt là các quy định phân loại, tính chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng.
Theo ông Dũng, Dự án Luật phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành 3 loại cơ bản (chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác). Căn cứ điều kiện kinh tế xã hội từng địa phương, UBND tỉnh quyết định phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt khác.
Dự án Luật giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng, chủng loại phát sinh.
Theo đó, hộ gia đình, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm chi trả một phần kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý, phần kinh phí còn lại được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được phân loại theo quy định không phải chi trả kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý.
Về lộ trình thực hiện, Dự án Luật giao UBND cấp tỉnh quy định giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên lượng, chủng loại chất thải phát sinh trước ngày 1/1/2025.
Không được bán lại phải trả tiền dễ dẫn đến “vứt bừa rác”
Nêu ý kiến sau đó, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề xuất thay đổi phương thức trên cơ sở quy định người dân phải là người bán rác thải, được thu tiền về, còn công ty thu gom, vận chuyển, phân loại phải trả tiền mua rác.
“Nếu tôi bán rác, có tiền, không đáng bao nhiêu nhưng dù sao cũng hiệu quả hơn. Vì nếu tôi bán thì tôi mới phân loại. Đơn vị đi mua, trả tiền tôi. Còn nhà máy tái chế thì đi mua lại ông vận chuyển. Nhà nước có thể hỗ trợ cho ông sản phẩm thông qua thuế thì sẽ hợp lý hơn”, ông Phúc phân tích.
Theo ông Phúc, nếu người dân không được bán mà lại phải trả tiền thu gom xử lý thì dễ dẫn đến tình trang vứt bừa bãi, không chịu phân loại.
Đồng tình với quan điểm của ông Phúc, song Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng đồng ý quan điểm thải ra nhiều rác phải trả nhiều tiền. Nghĩa là, nếu anh thải ra nhiều chất thải sinh hoạt thì anh phải trả phí nhiều, vì người ta phải thu gom, xử lý rác.
“Nếu không phải trả tiền lại khuyến khích người ta xả thải nhiều. Anh có thể bán nhưng xả nhiều thì phải trả tiền nhiều”, ông Lưu nêu quan điểm.
Về lộ trình thực hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên Nhi đồng Quốc hội Phan Thành Bình đồng ý nguyên tắc giao cho UBND cấp tỉnh quy định và đến năm 2025 sẽ thực hiện.
Theo ông Bình, hiện nay, chưa nói tới vấn đề phân loại thì riêng vấn đề thu gom cũng là vấn đề. “Thu gom rác ở địa phương, nông thôn cũng là vấn đề. Vậy trong 5 năm chuẩn bị này ta có nên làm tốt công tác thu gom rồi mới phân loại hay không”, ông Bình nêu.
Còn ông Trần Văn Tuý, Trưởng Ban Công tác Đại biểu thì cho rằng, lộ trình đến năm 2025 mới thực hiện là quá dài. Theo ông Tuý, người dân hưởng ứng việc phân loại rác, cho nên cần nghiên cứu lộ trình ngắn hơn.
“Nếu không quyết tâm thì rất lãng phí”, ông Tuý nói và đồng tình với quan điểm, khi phân loại, rác nào bán được thì người dân bán, còn xả thải ra môi trường thì phải trả phí.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ… theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Hương Giang
23:28 11/12/2024(Thanh tra) - Sau khi hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Kinh tế, Tài chính dự kiến sẽ giảm được 22 đầu mối, không còn tổng cục.
Hương Giang
23:23 11/12/2024Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà