Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 14/11/2023 - 21:26
(Thanh tra)- Cơ quan thẩm tra của Quốc hội đề nghị nghiên cứu bổ sung chế tài xử lý việc bỏ tiền đặt cọc vào Luật Đấu giá tài sản. Còn quá trình xây dựng nghị định hướng dẫn Luật Viễn thông (sửa đổi) thì nghiên cứu bổ sung các quy định kiểm soát như: Không cho tham gia đấu giá một số lần tiếp theo nếu bỏ tiền đặt cọc…
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy. Ảnh: Đ.X
Giữa 2 đợt của kỳ họp 6 Quốc hội, chiều 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi).
Bổ sung chế tài xử lý việc bỏ tiền đặt cọc
Báo cáo giải trình, tiếp thu dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho hay có ý kiến đề nghị giải trình các biện pháp để kiểm soát việc bỏ tiền đặt cọc tham gia đấu giá kho số viễn thông.
Về nội dung này, theo ông Huy, Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường cũng thấy rằng, việc người trúng đấu giá bỏ tiền đặt cọc là vấn đề đang xảy ra trong đấu giá các loại tài sản hiện nay như đất đai, biển số ô tô...
Luật Đấu giá tài sản năm 2016 đã quy định người trúng đấu giá có trách nhiệm thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá. Trường hợp bỏ tiền đặt cọc là vi phạm thoả thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và được thực hiện theo pháp luật về dân sự.
Để tăng cường kiểm soát, xử lý việc bỏ tiền cọc tham gia đấu giá, Thường trực Ủy ban đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu bổ sung quy định, chế tài xử lý việc bỏ tiền đặt cọc vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản đang được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6.
Ông Huy nói thêm, Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) quy định mức giá khởi điểm phù hợp khi tham gia đấu giá để hạn chế rào cản, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia đấu giá. Tuy nhiên, quy định này cũng dẫn đến những rủi ro nhất định như tình trạng bỏ tiền đặt cọc.
Dự luật giao Chính phủ quy định chi tiết về việc đấu giá quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền quốc gia Việt Nam ".vn".
Trong quá trình xây dựng nghị định hướng dẫn Luật Viễn thông (sửa đổi), đề nghị Chính phủ nghiên cứu bổ sung các quy định để kiểm soát việc bỏ tiền đặt cọc như không cho tham gia đấu giá một số lần tiếp theo nếu bỏ tiền đặt cọc và các biện pháp khác mà pháp luật về đấu giá tài sản cho phép.
“Từ lý do nêu trên, Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường đề nghị được giữ quy định về đấu giá kho số viễn thông như trong dự thảo luật”, ông Huy nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị rà soát quy định liên quan đấu giá kho số viễn thông, tên miền quốc gia để quy định đấu giá theo phương thức trả giá lên; đảm bảo xử lý tài nguyên viễn thông là tài sản công; thống nhất với Luật Sửa đổi một số điều của Luật Đấu giá tài sản đang được Quốc hội xem xét.
Thu phí “số hiệu mạng” tác động không nhiều đến doanh nghiệp
Cũng theo ông Huy, có ý kiến đề nghị làm rõ việc các tổ chức quốc tế, khu vực hiện nay thu phí đăng ký sử dụng số hiệu mạng có làm ảnh hưởng đến các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam không? Việt Nam có thu phí số hiệu mạng không?
Thường trực Ủy ban cho biết, Luật Phí và Lệ phí chưa quy định về lệ phí đăng ký sử dụng, phí duy trì sử dụng số hiệu mạng vì từ trước đến nay, tổ chức quản lý địa chỉ Internet/số hiệu mạng khu vực Châu Á - Thái bình Dương (APNIC) không thực hiện việc thu phí số hiệu mạng.
Tuy nhiên, APNIC vừa thông báo sẽ thực hiện thu phí số hiệu mạng từ ngày 1/1/2025. Chính sách của APNIC sẽ miễn phí đối với 2 số hiệu mạng đầu tiên, từ số hiệu mạng thứ 3 trở đi sẽ phải đóng phí đăng ký 500 đô la Úc/1 số hiệu mạng và phí duy trì là 100 đô la Úc/một năm.
Qua rà soát, cho thấy tính đến tháng 10/2023, trong số 614 tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đã đăng ký sử dụng số hiệu mạng, chỉ có 4 doanh nghiệp thuộc đối tượng phải nộp phí sử dụng số hiệu mạng theo chính sách mới của APNIC.
“Việc bổ sung quy định thu phí, lệ phí số hiệu mạng sẽ tạo cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của tổ chức quốc tế nhằm đảm bảo duy trì hoạt động mạng, dịch vụ Internet”, ông Huy nói.
Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường cho rằng có cơ sở để xem xét việc quy định bổ sung về lệ phí đăng ký sử dụng, phí duy trì sử dụng số hiệu mạng.
Giải trình sau đó, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long nói, đã báo cáo vấn đề này với Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và thống nhất với đề nghị bổ sung vào dự thảo luật.
Theo ông Long, Bộ Thông tin và Truyền thông đã nghiên cứu, đánh giá tác động đầy đủ, mức phí không lớn, tác động không nhiều đến doanh nghiệp.
Nêu ý kiến, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đề nghị làm rõ thêm phí này thu hộ APNIC hay thu nộp vào ngân sách?
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí mang tính phục vụ khi được cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công, tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao, cung cấp dịch vụ được quy định trong danh mục phí và lệ phí kèm theo luật.
Còn lệ phí là khoản tiền được ấn định và các tổ chức, cá nhân phải nộp khi các cơ quan Nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý Nhà nước được quy định trong danh mục phí và lệ phí ban hành theo luật này.
Do đó, ông Chi khẳng định cần quy định nội dung này trong dự thảo luật, từ đó mới có nguồn để trả cho quy định Internet Châu Á - Thái Bình cũng như quốc tế.
Kết luận nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị rà soát để đảm bảo tương thích giữa Luật Viễn thông, Luật Phí và lệ phí, Luật Quản lý thuế để nghiên cứu quy định trong luật nào cho phù hợp.
“Nếu thu hộ nên để Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn. Cần nghiên cứu để không xung đột luật này hay luật kia", ông Vương Đình Huệ nói.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024(Thanh tra) - Ông Nguyễn Việt Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền