Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ bảy, 24/07/2021 - 16:20
(Thanh tra) - Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, nếu ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ có những tác động bất lợi đến quốc phòng, an ninh, kinh tế, trật tự an toàn xã hội, đối ngoại và đời sống nhân dân… Nhưng, Chính phủ cần được áp dụng những biện pháp chống dịch như trong điều kiện ban bố tình trạng khẩn cấp.
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội ở hội trường. Ảnh: Đ.X
Chiều ngày 24/7, Quốc hội nghe tờ trình, thẩm tra về việc đề xuất một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đưa vào nghị quyết kỳ họp của Quốc hội.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng, trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, khó lường.
Chính phủ, Thủ tướng cần được trao quyền chủ động hơn
Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND các cấp đã áp dụng linh hoạt các quy định pháp luật để tổ chức thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVD -19.
Tuy nhiên, thực tiễn đã phát sinh các tình huống khó khăn, vướng mắc, bất cập cần phải giải quyết vì dịch COVID -19 chưa có trong tiền lệ nên cũng cần các biện pháp chưa có trong tiền lệ.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần được trao quyền chủ động hơn, mạnh mẽ hơn trong việc quyết định kịp thời các biện pháp cần thiết, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống dịch bệnh.
Bộ trưởng nhấn mạnh, nếu ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ có những tác động bất lợi đến quốc phòng, an ninh, kinh tế, trật tự an toàn xã hội, đối ngoại và đời sống nhân dân…
Tuy nhiên, Chính phủ cần được áp dụng những biện pháp chống dịch như trong điều kiện ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp chưa được luật hiện hành quy định trong những trường hợp cần thiết để sớm ngăn chặn, kiểm soát được dịch bệnh, đưa đất nước, cuộc sống của người dân trở về trạng thái “bình thường mới”.
Từ lý do trên, Chính phủ trình Quốc hội xem xét đưa nội dung về phòng, chống dịch COVID -19 vào Nghị quyết kỳ họp thứ nhất của Quốc hội để có cơ sở pháp lý vững chắc trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Trong dự thảo, Chính phủ đề nghị Quốc hội giao Chính phủ, Thủ tướng chủ động, linh hoạt áp dụng các biện pháp đã thực hiện trong thời gian qua, các biện pháp quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp, các luật khác có liên quan và các biện pháp cần thiết khác theo quy định của pháp luật hiện hành như trong trường hợp đã ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.
Đồng thời được áp dụng các biện pháp, ban hành các quy định cần thiết chưa được luật quy định để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch COVID -19.
Trong đó có việc áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách trong cấp phép, mua sắm, sản xuất thuốc, trang thiết bị y tế, hóa chất và đầu tư cơ sở vật chất…
Chuyền tải thông điệp mạnh mẽ của Quốc hội về quyết tâm thắng đại dịch
Ở góc độ cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, đưa nội dung phòng, chống dịch COVID -19 vào nghị quyết chung của kỳ họp là phù hợp.
“Dự thảo này được đọc, biểu quyết thông qua tại phiên bế mạc thể hiện sự chia sẻ kịp thời đối với nhân dân, cử tri cả nước, đồng thời chuyển tải thông điệp mạnh mẽ của Quốc hội, cơ quan đại biểu nhân dân về quyết tâm đoàn kết, chiến thắng đại dịch COVID-19 vì tính mạng, sức khỏe, sự an toàn của người dân là trên hết và trước hết”, bà Thúy Anh nhấn mạnh.
Với các nội dung đưa vào dự thảo nghị quyết, cơ quan thẩm tra nhất trí với việc Quốc hội cho phép Chính phủ, Thủ tướng quyết định áp dụng các biện pháp, ban hành chưa được luật quy định để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
Nếu áp dụng các biện pháp để ban hành chính sách có các quy định khác khác với các quy định của luật, cơ quan thẩm tra đề nghị Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước khi thực hiện và Chính phủ báo cáo lại Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Về nội dung liên quan đến ngân sách Nhà nước trong dự thảo nghị quyết, Ủy ban Xã hội đề nghị sửa lại.
Cụ thể là “ưu tiên sử dụng ngân sách Nhà nước và huy động mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19; quyết định chuyển nguồn kinh phí chi thường xuyên trong dự toán đã được duyệt cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; thay đổi, điều chỉnh nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước đối với các nhiệm vụ chưa thực sự cần thiết để chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19; mua sắm với số lượng cao hơn nhu cầu thực tế để dự phòng trường hợp dịch bệnh có diễn biến phức tạp, phát sinh; trong trường hợp cấp thiết, ngân sách Trung ương hỗ trợ cho ngân sách địa phương để thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19”.
Với việc mua sắm với số lượng cao hơn nhu cầu thực tế, Chính phủ cần có các giải pháp tránh tối đa các tiêu cực, lãng phí có thể xảy ra trong hoạt động này.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung đưa vào nghị quyết nguyên tắc chính sách đối với các chính sách tài khóa, tiền tệ, an sinh xã hội, nhất là các chính sách hỗ trợ cho nông dân, người lao động khu vực phi chính thức, lao động trong các doanh nghiệp bị ngừng, nghỉ việc, mất việc làm, các nhóm doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh quốc gia.
Dự kiến, các nội dung về phòng, chống COVID -19 đưa vào nghị quyết được thực hiện đến ngày 31/12/2022. Trường hợp cần điều chỉnh để phù hợp với diễn biến tình hình dịch, Chính phủ báo cáo xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương