Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 02/03/2021 - 16:29
(Thanh tra) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng kiến nghị, khẩn trương ban hành hướng dẫn, quy trình thống nhất về sản xuất, lưu thông hàng hóa, phương tiện giữa vùng có dịch và không có dịch. Đồng thời, đẩy nhanh việc triển khai tiêm chủng vaccine, đặc biệt đối với các khu vực, đối tượng ưu tiên.
Toàn cảnh phiên họp Chính phủ. Ảnh: Quang Hiếu
Sáng ngày 2/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2021.
Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, các bộ, ngành và địa phương thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Bước sang tháng 3 - tháng cuối cùng của quý I, theo ông Dũng, phải tập trung và tích cực, chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế để hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quý I và của cả năm.
Có giải pháp hỗ trợ tiêu thụ hàng hoá an toàn dịch bệnh
Trên tinh thần này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng kiến nghị hàng loại nhiệm vụ, giải pháp.
Đầu tiên, là thực hiện nghiêm các chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Tuyệt đối không chủ quan, nâng cao cảnh giác, trách nhiệm; đẩy mạnh tuyên truyền đầy đủ về các biện pháp phòng chống dịch.
“Cần khẩn trương ban hành hướng dẫn, quy trình thống nhất về sản xuất, lưu thông hàng hóa, phương tiện giữa vùng có dịch và không có dịch. Có biện pháp hỗ trợ phân phối, tiêu thụ hàng hóa an toàn dịch bệnh, đặc biệt với các hàng hóa nông sản, có thời gian bảo quản ngắn”, ông Dũng nói.
Cùng với đó, đẩy mạnh việc hợp tác, đàm phán mua vaccine và nghiên cứu vaccine trong nước; đẩy nhanh việc triển khai tiêm chủng vaccine, đặc biệt đối với các khu vực, đối tượng ưu tiên.
Thứ 2, tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng hợp lý để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát.
Theo Bộ trưởng, dự báo dịch COVID-19 sẽ vẫn ảnh hưởng đến kinh tế thế giới trong ít nhất nửa đầu năm 2021 và cho đến khi việc tiêm chủng vaccine được phổ biến rộng rãi.
“Do vậy, cần duy trì chính sách tiền tệ, tài khóa mở rộng; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ, tài khóa và giá cả nhằm kiểm soát lạm phát, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Các bộ, ngành, địa phương chủ động theo dõi sát tình hình, phân tích, đề xuất các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng còn gặp khó khăn do tác động bởi dịch bệnh, đặc biệt đối với các ngành dịch vụ, du lịch, vận tải…”, Tư lệnh ngành Kế hoạch và Đầu tư nêu.
Hỗ trợ sản xuất trong nước, giảm dần sự phụ thuộc vào một thị trường nước ngoài
Kiến nghị nữa được Bộ trưởng Dũng nêu là, tập trung hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, chú trọng phát triển thị trường trong nước. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cần theo dõi sát diễn biến thời tiết, đặc biệt đối với khô hạn, xâm nhập mặn để có giải pháp trữ nước đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới.
Tập trung phát triển, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số trong các hoạt động của đời sống xã hội; phát triển thương mại điện tử, tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp triển khai phân phối hàng hoá trên nền tảng thương mại điện tử; ứng dụng thanh toán điện tử trên môi trường trực tuyến…
Để tạo động lực cho phát triển kinh tế, giải pháp thứ 4 là thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Ông Dũng đề nghị, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương, đặc biệt là người đứng đầu các cấp cần lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt triển khai thực hiện nghiêm các giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công đã đề ra tại các nghị quyết của Chính phủ.
Giải pháp nữa, đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu trên cơ sở tiếp tục theo dõi sát diễn biến dịch bệnh COVID-19 tại các thị trường đối tác; rà soát, xác định các chủng loại hàng hóa mà các nước đang có nhu cầu nhập khẩu; tận dụng cơ hội để thúc đẩy cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, giảm dần sự phụ thuộc vào một thị trường.
“Chủ động nghiên cứu các thay đổi chính sách thương mại của các đối tác lớn và có tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam”.
Kiến nghị cuối cùng là đẩy mạnh thu hút hiệu quả, có chọn lọc đầu tư nước ngoài.
Theo ông Dũng, cần chủ động rà soát kỹ hoạt động mua bán, sáp nhập nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực mang tính cốt lõi, chiến lược, có tác động lớn đến kinh tế, xã hội để vừa bảo đảm điều kiện thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vừa chủ động bảo vệ các doanh nghiệp trong nước, tránh tình trạng đầu tư để tránh thuế, ảnh hưởng đến uy tín của hàng hóa Việt Nam.
“Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện khuân khổ pháp lý đầy đủ minh bạch, công bằng, nhất là các quy định khắc phục tình trạng đầu tư chui”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương