Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 04/10/2021 - 11:36
(Thanh tra) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương đánh giá, xác định mục tiêu, chủ trương phòng, chống dịch bệnh, phát triển kinh tế - xã hội trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, thực sự khách quan, công tâm, không né tránh, không bi quan nhưng cũng không tô hồng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện từ nay đến cuối năm 2021 và trong cả năm 2022.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII. Ảnh: N.Bắc
Sáng 4/10, khai mạc Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII tập trung bàn nhiều nội dung quan trọng, trong đó có tình hình dịch COVID-19 và quan điểm, chủ trương chống dịch trong tình hình mới; phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước.
Phát biểu khai mạc, nhấn mạnh những nội dung trình hội nghị lần này là những vấn đề rất quan trọng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý thêm một số vấn đề có tính chất gợi mở, nêu vấn đề để Trung ương quan tâm trong quá trình nghiên cứu, thảo luận, xem xét và quyết định.
Dịch COVID -19 ảnh hưởng hết sức tiêu cực đến mọi mặt của đời sống
Năm 2021 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tạo ra xung lực mới và khí thế mới cho việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; và tầm nhìn đến năm 2045.
Theo Tổng Bí thư, sau thành công của Đại hội XIII của Đảng, Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lãnh đạo tiến hành rất thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; sớm kiện toàn các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; khẩn trương xây dựng các chương trình và tích cực tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách Nhà nước, đầu tư công năm 2021 và 5 năm 2021 - 2025.
Toàn hệ thống chính trị đã chủ động, tích cực vào cuộc; kế thừa, phát huy những thành tựu, kết quả đã đạt được; khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại; và bình tĩnh, tỉnh táo đề ra nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để xử lý kịp thời, đúng đắn những vấn đề mới phát sinh do tác động bất lợi của đại dịch COVID-19 gây ra.
Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch lần thứ tư từ cuối tháng tư đến nay, với biến chủng mới - Delta, lây lan rất nhanh, hết sức nguy hiểm, khó kiểm soát đã ảnh hưởng lớn, hết sức tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội.
Đặc biệt là đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn đồng bào, trong đó có cả cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, các y, bác sĩ, nhân viên y tế và cán bộ cơ sở nơi tuyến đầu chống dịch.
Vì vậy, cùng với tờ trình tổng hợp chung, Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã nghiên cứu, xây dựng các báo cáo về tình hình phòng, chống đại dịch COVID-19; quan điểm, chủ trương và giải pháp về phòng, chống dịch trong tình hình mới; tình hình kinh tế - xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch năm 2022; tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2021, dự toán năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 3 năm 2022 - 2024; cũng như việc lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương.
Nhìn thẳng vào sự thật, công tâm, không né tránh
Nêu rõ, các báo cáo này có quan hệ hữu cơ, mật thiết với nhau, Tổng Bí thư đề nghị hội nghị dành thời gian nghiên cứu thật kỹ các tài liệu đã gửi, căn cứ vào thực tế tình hình ở các ngành, lĩnh vực, địa phương mình để thảo luận, đánh giá một cách khách quan, toàn diện tình hình phòng, chống dịch bệnh, phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm, dự báo đến hết năm 2021, nhất là dự báo về tình hình đại dịch COVID -19 trong thời gian tới.
Trong đó, chỉ rõ những kết quả, thành tích đã đạt được, khó khăn, thách thức mới đang đặt ra, hạn chế, yếu kém cần khắc phục; phân tích làm rõ các nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan.
Đồng thời, đối chiếu, phân tích khả năng hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ đã dự kiến cho năm 2021, nhất là mục tiêu, nhiệm vụ sớm kiểm soát được dịch bệnh, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế…
Trên cơ sở phân tích, dự báo các khả năng có thể xảy ra; nắm bắt thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức, xác định rõ quan điểm, chủ trương về phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới; mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất; các định hướng, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp và kế hoạch, lộ trình triển khai thực hiện cụ thể cho năm 2022, bảo đảm sát với thực tiễn, có tính khả thi cao, đáp ứng được yêu cầu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách Nhà nước hằng năm, gắn với việc phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh và thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương.
Tổng Bí thư nêu rõ tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, thực sự khách quan, công tâm, không né tránh, không bi quan nhưng cũng không tô hồng” để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện từ nay đến cuối năm 2021 và trong cả năm 2022.
Theo chương trình, Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII làm việc đến ngày 7/10.
Tại hội nghị, Trung ương tập trung thảo luận, cho ý kiến về: Tình hình phòng, chống đại dịch COVID-19 và quan điểm, chủ trương về phòng, chống dịch trong tình hình mới; tình hình kinh tế - xã hội năm 2021, dự kiến Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022 và Kế hoạch Tài chính - ngân sách Nhà nước 3 năm 2022 - 2024; chủ trương lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII.
Trung ương cũng thảo luận, cho ý kiến về việc tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; sửa đổi, bổ sung Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm; một số vấn đề quan trọng khác.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương
Nam Dũng