Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ sáu, 26/03/2021 - 14:20
(Thanh tra) - Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Mai Bộ, nếu thiếu sự liêm chính sẽ tạo ra những văn bản pháp luật nhiều "khuyết tật". Còn nữ đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn TP Hà Nội) thì trăn trở nguy cơ “tham nhũng chính sách”.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mai Bộ đề nghị, Chính phủ và cơ quan được giao soạn thảo dự án luật để khởi động lại sự liêm chính trong khâu xây dựng luật. Ảnh: Đ.X
Hôm nay (26/3), Quốc hội dành 1 ngày để thảo luận ở hội trường về: Dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; các báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.
Thiếu sự liêm chính sẽ tạo ra văn bản luật nhiều "khuyết tật"
“Tôi đồng tình rất cao và thể hiện niềm tự hào là đại biểu Quốc hội khóa XIV. Chúng ta đã làm tròn vai đại biểu Quốc hội trước nhân dân”, ông Nguyễn Mai Bộ (đoàn An Giang) mở đầu phát biểu và đề cập đến câu chuyện liêm chính trong xây dựng luật.
Nhắc lại mệnh lệnh của Thủ tướng Chính phủ, “cần giữ được sự liêm chính trong xây dựng hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật”, theo ông Bộ, pháp luật không phải công cụ để thể hiện lợi ích của bộ phận nhỏ xã hội nhất là lợi ích của cơ quan tổ chức được giao soạn thảo luật.
“Là cán bộ công chức, đại biểu cho dân, tôi nghĩ rằng, pháp luật là công cụ điều chỉnh xã hội cho nên rất cần sự liêm chính trong công tác xây dựng pháp luật, bởi sẽ xây dựng được những văn bản pháp luật khách quan, toàn diện, có ý nghĩa rất tốt trong việc thúc đẩy quan hệ xã hội”, ông Bộ nhấn mạnh.
Ông cũng cho rằng, có sự liêm chính sẽ không quy định lợi ích thô thiển của một số bộ, ngành đặc biệt là bộ, ngành được giao soạn thảo dự án luật. Nếu thiếu sự liêm chính sẽ tạo ra những văn bản pháp luật nhiều "khuyết tật".
Theo đó, đại biểu đoàn An Giang đề cập đến 3 “khuyết tật”.
Thứ nhất, mâu thuẫn chồng chéo với các văn bản pháp luật mà Quốc hội các khóa, các kỳ họp đã mất nhiều thời gian nghiên cứu ban hành.
Khuyết tật thứ 2, văn bản pháp luật đó sẽ là công cụ để cơ quan soạn thảo hiện thực hóa lợi ích của bộ, ngành mình trong đó có lợi ích xung đột với lợi ích của nhân dân, hoặc là công cụ để chiếm quyền bộ, ngành khác mà trái với quy định.
Khuyết tật thứ 3, là vòng đời của các văn bản pháp luật đó rất ngắn và kéo theo Chính phủ, Quốc hội phải tốn kém thời gian kinh phí để ban hành văn bản pháp luật thay thế".
Đánh giá nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, ông Bộ khẳng định đa số hoạt động soạn thảo, thẩm tra, thảo luận là có liêm chính.
"Quốc hội đã thông qua rất nhiều văn bản pháp luật không tồn tại những khuyết tật và đã là 1 phần thể chế tốt đẹp thúc đẩy quan hệ xã hội và góp phần tăng trưởng kinh tế", ông Bộ nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Bộ cảnh báo, trong hoạt động soạn thảo, thẩm tra, xây dựng luật vẫn còn sự thiếu liêm chính nên Quốc hội mất nhiều thời gian thảo luận để khắc phục.
Từ đó, ông đề nghị, Chính phủ và cơ quan được giao soạn thảo dự án luật để khởi động lại sự liêm chính trong khâu xây dựng luật. Cơ quan thẩm tra, các đại biểu Quốc hội luôn nghĩ tới liêm chính trong thẩm tra, phát biểu đối với mỗi dự án luật.
Nguy cơ “tham nhũng chính sách”
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn TP Hà Nội) cũng băn khoăn, trăn trở về chất lượng các đạo luật được thông qua và chuyện “tham nhũng chính sách”.
Theo bà Mai, Quốc hội khoá XIV đã thông qua những đạo luật bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng và không có biểu hiện tham nhũng chính sách.
Tuy nhiên, nếu rà soát thật kỹ, lật đi, lật lại tất cả các quy định và đặt trong mối quan hệ tổ chức thực hiện có thể thấy có những quy định nếu không giám sát chặt chẽ quá trình tổ chức thực hiện thì rất có thể dẫn đến nguy cơ tham nhũng chính sách.
“Tham nhũng chính sách có thể hiểu là việc cố tình đưa vào các đạo luật, những quy định khi thực hiện sẽ đem lại lợi ích không chính đáng cho một số tổ chức, cá nhân nhất định. Hành vi này đặc biệt nguy hiểm vì nó tạo ra khung pháp lý bảo vệ cho hành vi tham nhũng có hệ thống”, đại biểu đoàn Hà Nội nêu.
Nữ đại biểu đưa ra dẫn chứng bên cạnh những quỹ tài chính ngoài ngân sách trong nhiều đạo luật hoạt động hiệu quả thì có những quỹ gây lãng phí rất lớn ngân sách nhà nước.
Trên cơ sở giám sát, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết đề nghị rà soát và loại bỏ tất cả những quỹ hoạt động không hiệu quả. Vậy mà, trong 72 đạo luật được Quốc hội khoá XIV thông qua vẫn có những đạo luật có quy định đề xuất thành lập, duy trì các quỹ tài chính ngoài ngân sách.
Một dư địa khác có thể dẫn đến “tham nhũng chính sách” được bà Mai nêu ra là các quy định liên quan đến quản lý đất đai bao gồm: đền bù giải phóng mặt bằng, định giá đất, đấu giá quyền sử dụng đất…
Xuất phát từ hiểm họa “tham nhũng chính sách”, bà Mai đề xuất 5 vấn đề cần lưu tâm.
Theo đó, cần đề cao chất lượng của khâu phân tích chính sách trước khi thông qua các đạo luật; đề cao hơn nữa việc lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp, những chủ thể chịu sự tác động trực tiếp của chính sách; nâng cao hoạt động thẩm tra.
“Hoạt động thẩm tra cần trí tuệ, bản lĩnh, cần tinh thần dám đấu tranh, dám phản biện”, bà Mai nhấn mạnh.
Cùng với đó là, đề cao trách nhiệm giải trình của cơ quan đề xuất chính sách, cương quyết xử lý những hành vi thông đồng, cố tình cài cắm vào những quy định pháp luật những quy định trục lợi cá nhân.
Đồng thời, sớm hoàn tất Chính phủ số làm minh bạch hóa các quy định.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/12/2024, tỉnh Bắc Ninh giảm 5 đơn vị hành chính cấp xã, Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu, phải có phương án sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí và không để tham ô, tham nhũng, trục lợi cá nhân đối với trụ sở công, tài sản công dôi dư.
(Thanh tra) - Sáng 22/11, ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đã chủ trì Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Hương Giang
10:49 22/11/2024Hương Giang
09:25 22/11/2024Hương Giang
17:00 21/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân