Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đại biểu Quốc hội: Nợ xấu ngân hàng “bán chả ai mua” nữa là đấu giá

Hương Giang

Thứ tư, 08/11/2023 - 18:20

(Thanh tra) - Nợ xấu ngân hàng là tài sản đấu giá theo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Đại biểu Quốc hội thấy quy định mới này “bất hợp lý”.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) thấy quy định đấu giá nợ xấu ngân hàng là “bất hợp lý”. Ảnh: P.T

Chiều 8/11, Quốc hội nghe tờ trình, thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản ở hội trường. Sau đó, thảo luận tại tổ về dự thảo luật này.

Cân nhắc quy định đấu giá “nợ xấu”

Điều 4 Dự thảo Luật bổ sung quy định “nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ” là tài sản đấu giá.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) thấy quy định đấu giá nợ xấu ngân hàng là “bất hợp lý”.

Theo ông Hòa, nợ xấu ngân hàng “bán chả ai mua” nữa là đấu giá. Với ngân hàng trong vòng kiểm soát đặc biệt, cần thiết cơ cấu lại thì Nhà nước định giá, rồi chỉ định ngân hàng A, ngân hàng B có tiềm lực lớn thì mua lại.

Ở góc độ cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay, có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định về tài sản đấu giá là “nợ xấu”.

Ý kiến khác trong Ủy ban Kinh tế cho rằng trên cơ sở tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; đồng thời đảm bảo đồng bộ với việc sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng, cần nghiên cứu, bổ sung 1 chương về đấu giá tài sản với nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.

“Ủy ban Kinh tế nhận thấy các ý kiến trên là xác đáng, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, làm rõ”, theo báo cáo thẩm tra.

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến cuối tháng 7 năm nay, tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 3,56%, cao hơn mức 2,0% cuối năm 2022 và mức 1,69% cuối năm 2020. Với tỷ lệ này, số dư nợ xấu của toàn hệ thống đến cuối tháng 7 là hơn 440.000 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu trên đã bao gồm cả 5 ngân hàng đang thuộc diện kiểm soát đặc biệt là Ngân hàng Sài Gòn (SCB), Đông Á (Dong A Bank), Xây dựng (CBBank), Đại dương (OceanBank) và Dầu khí Toàn cầu (GPBank).

Còn nếu tính nợ xấu nội bảng cộng thêm các khoản nợ xấu bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn của hệ thống tổ chức tín dụng, tỷ lệ này theo Ngân hàng Nhà nước, chiếm 6,16% (tương đương 768.000 tỷ đồng) so với tổng dư nợ tín dụng.

Thực tế, thời gian qua, dù đã giảm giá rất nhiều so với ban đầu, nhưng nhiều tài sản giá trị được các ngân hàng rao bán vẫn rơi vào tình trạng “ế ẩm”. Chẳng hạn, hồi tháng 9, Vietcombank lần thứ 6 hạ giá tài sản đảm bảo cho khoản vay của Vinaxuki - Chi nhánh Đắk Nông, sau 5 lần rao bán không thành. Mức giá khởi điểm ở lần rao bán thứ 6 giảm gần nửa tỷ đồng so với trước đó.

Diễn biến phiên đấu giá “không bình thường” chưa thấy quy định phải làm gì

Dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về trình tự, thủ tục đấu giá với tài sản đặc thù: Gồm quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản, quyền sử dụng tần số vô tuyến điện...

Đồng thời, sửa đổi, bổ sung quy định về hủy kết quả đấu giá theo hướng: quy định rõ chủ thể, căn cứ hủy kết quả đấu giá; hậu quả pháp lý khi hủy kết quả đấu giá; xác định trách nhiệm của người có hành vi vi phạm dẫn đến việc hủy kết quả đấu giá.

Quy định mới này được đưa ra, sau khi trong đấu giá tài sản xuất hiện hiện tượng thao túng giá khởi điểm, bỏ giá rất cao rồi bỏ cọc nhằm gây hiệu ứng mặt bằng giá ảo nhằm thu lợi… theo nhận định của bà Tạ Thị Yên, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu.

Vì vậy, đại biểu đồng tình với quy định trên, nhưng bà vẫn băn khoăn. “Khi hành vi của các chủ thể trong diễn biến của các phiên đấu giá cho thấy sự không bình thường, hoặc quá vô lý thì chưa thấy có quy định phải làm gì, hay hoãn, hoặc dừng phiên đấu giá để phân tích, đánh giá”.

Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu cũng băn khoăn khi dự án dự án luật chưa quy định rõ ràng về đấu giá tài sản hình thành trong tương lai, dự án bất động sản là các căn hộ, nhà ở… mà người mua đã đặt cọc, hay thanh toán một phần giá trị tài sản theo hợp đồng.

Thêm nữa, theo bà Yên, thực tiễn đã có một số dự án do Nhà nước hay doanh nghiệp Nhà nước đầu tư làm ăn thua lỗ, nhưng chậm được xử lý. Nguyên nhân là do, định giá tài sản và tổ chức đấu giá gặp nhiều khó khăn.

Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu dẫn chứng Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam ở Long An “kéo dài hàng chục năm, gây lãng phí tài chính công”.

“Tôi thấy cần quy định chi tiết hơn về năng lực bộ máy, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ có liên quan đến xử lý, đấu giá tài sản công, tài sản doanh nghiệp Nhà nước trong những trường hợp tương tự. Điều này, nhằm đảm bảo cuộc đấu giá được công khai, minh bạch, hạn chế tối đa tiêu cực”, bà Yên góp ý.

Theo chương trình Kỳ họp 6, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản sáng ngày 28/11.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm