Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 08/11/2021 - 15:18
(Thanh ra) - Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP HCM) dành toàn bộ thời gian nói về 2 "bài học xương máu" trong phòng, chống dịch COVID -19.
Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP HCM). Ảnh: Đ.X
Hôm nay 8/11, Quốc hội bước vào đợt họp 2, thảo luận tập trung ở hội trường về tình hình phát triển kinh tế xã hội, ngân sách Nhà nước, công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Do có 2 đại biểu mắc COVID -19, đoàn TP HCM tiếp tục họp trực tuyến, không tham dự họp tập trung trong đợt 2 này.
Phát biểu từ điểm cầu TP HCM, đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan đề nghị có biện pháp phòng chống dịch COVID -19 hiệu quả hơn.
Bởi theo bà, hơn 20.000 đồng bào tử vong vì COVID -19 thời gian qua là mất mát quá nhiều. Đó là chưa kể rất nhiều bệnh không được chăm sóc tốt về y tế dẫn đến có thể ra đi gián tiếp vì COVID -19.
Để sống chung với dịch thì phải chuyển sang khống chế tỷ lệ nhiễm, giảm số ca chuyển nặng và tử vong
“Vừa qua, đặc biệt tại TP HCM có những kinh nghiệm thực tế. Những gì chúng ta chưa làm được mới dẫn đến hậu quả như vậy. Đó là bài học hết sức xương máu”, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan bày tỏ.
Theo bà, đầu tiên, cần xem lại thực trạng y tế cơ sở, bởi “đây không phải lần đầu tiên nói” vấn đề này. Bà Lan cho hay, các khóa Quốc hội có 1 chỉ tiêu dành 30% ngân sách cho y tế dự phòng nhưng số địa phương thực hiện được điều này “đếm trên đầu ngón tay”. Chưa kể, số ngân sách này cũng chưa đáng kể nếu so với nhu cầu của người dân.
Nâng cao y tế dự phòng cơ sở không chỉ là vấn đề tiền mà còn là nhân lực. Cho nên, cần làm sao để thu hút được nhân lực chất lượng cao về đây. “Nếu không giải quyết được các vấn đề căn cơ, chúng ta sẽ tiếp tục bị động”, bà nói.
Vấn đề thứ hai là hệ thống điều trị. “Chỉ một cơn dịch qua thôi là tan tác hết. Chúng ta chỉ tập trung cấp cứu bệnh nhân mắc COVID -19”, đại biểu Lan thẳng thắn nói.
Ngành Y tế thời gian qua tập trung chống dịch trong khi còn các bệnh khác. Các bệnh viện chưa được chuẩn bị về cơ sở pháp lý, kiến thức cần thiết, vật tư y tế thuốc, cơ chế tài chính.
Việc phân chia ngân sách nhà nước và bảo hiểm trong điều trị COVID -19 chưa rõ ràng nên các bệnh viện chưa rõ trong thanh toán.
“Tôi ví dụ, việc xét nghiệm nếu phân công rạch ròi để cho bảo hiểm làm việc đó cùng với cơ chế đấu thầu lựa chọn giá tốt nhất thì không có tình trạng loạn giá xét nghiệm như vừa qua”, đại biểu này nói.
Hệ thống y tế tư nhân, theo đánh giá của bà Lan, chưa được huy động kịp thời, chưa có cơ chế thỏa đáng để cùng tham gia chống dịch.
Tương tự với việc tiêm vaccine, hiện Việt Nam chưa cho phép tiêm dịch vụ, nhưng nữ đại biểu cho rằng, “vaccine dịch vụ cũng là một hình thức để xã hội đóng góp vào công tác này”.
“Tất cả những gì chúng ta đã phải trả giá trong thời gian vừa qua là hệ quả để lại của hệ thống y tế chưa đủ mạnh, bên cạnh lỗi của mỗi người, lỗi chủ quan còn có lỗi của chủ trương, chính sách”, bà Lan khái quát lại.
Phát biểu tại hội trường, theo đại biểu Phạm Văn Thịnh (đoàn Bắc Giang), trong bối cảnh thiếu vaccine, sinh phẩm, thuốc, trang thiết bị... lãnh đạo chủ chốt đã đẩy mạnh ngoại giao vaccine nên chỉ trong thời gian ngắn, đến nay Việt Nam có thỏa thuận mua 195 triệu liều. Cả nước đã tiêm được 90 triệu liều, tỷ lệ dân số từ 18 tuổi được tiêm vaccine đạt hơn 84%.
Tuy nhiên, ông Thịnh cho rằng, công tác chống dịch ở cơ sở thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế về y tế dự phòng, vừa yếu về đội ngũ, lại thiếu trang thiết bị. Đến nay, phần lớn trung tâm y tế huyện chưa có phòng xét nghiệm sinh học phân tử, nên việc xét nghiệm đều dồn về bệnh viện tỉnh.
“Điều này làm chậm trễ công tác xét nghiệm ca bệnh, ảnh hưởng nhiều đến công tác phòng chống dịch, khi dịch bùng phát. Vì vậy, tôi đề nghị Chính phủ cần dành nhiều nguồn lực hơn nữa để đầu tư cho hệ thống y tế dự phòng, với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đại biểu đoàn Bắc Giang nêu kiến nghị.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024(Thanh tra) - Ông Nguyễn Việt Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương
Nam Dũng
Hoàng Nam
Lâm Ánh
Phương Hiếu
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Trần Kiên
PV