Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Xuất thân từ công an mà phản biện luật Bộ Công an chủ trì soạn thảo cũng “xót xa”

Hương Giang

Thứ ba, 17/11/2020 - 15:29

(Thanh tra) - “Lúc ra ngoài hội trường, một số đại biểu nói, anh xuất thân từ lực lượng công an không bảo vệ mà lại phản biện, tôi cũng thấy xót xa”, đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) nói.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà. Ảnh: TN

Ngày 17/11, Quốc hội  thảo luận ở hội trường về Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở.

Theo dự thảo luật, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng quần chúng tự nguyện, gồm: Bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã, thị trấn bán chuyên trách.

“Tôi chịu trách nhiệm về số liệu tôi cung cấp”

Đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) nói rõ: “Tôi nắm số liệu rất chắc và chịu trách nhiệm về số liệu tôi cung cấp”.

Sau đó, đề cập đến tờ trình cho rằng nếu dự luật này ban hành sẽ giảm được 500 nghìn người so với hiện hành, ông Hòa nhận định, “là không thực tế”.

Theo đại biểu, thực tế, do điều kiện ngân sách khó khăn nên có địa phương không thành lập đội dân phòng, nên số người thực tại ít hơn nhiều so với tờ trình.

Từ đó, đại biểu nhận định, "gom" 3 lực lượng này với số người tham gia 1,5 triệu người là tăng người, chứ không giảm và có khả năng tăng khoảng 500 nghìn người.

Về giảm chi ngân sách, ông Hoà cho rằng “càng không có cơ sở”. Dẫn ngay thực tế ở Đồng Tháp, theo đại biểu, Trưởng ban Bảo vệ dân phố mỗi tháng chỉ có 800 nghìn đồng, phó ban 600 nghìn đồng, tổ viên 400 nghìn đồng, chứ không phải như tờ trình nêu mỗi thành viên ban bảo vệ dân phố trung bình hưởng 1,49 triệu đồng/tháng.

Tương tự, lực lượng công an bán chuyên trách đã giảm rất nhiều, không phải còn con số 126.000 người như tờ trình. Còn đội dân phòng và tổ tuần tra biên giới thì tùy ngân sách mỗi xã mà có thể chi mỗi tháng vài trăm nghìn đồng cho mỗi đội, gọi là “tiền trà nước”.

“Nếu sắp xếp thống nhất 3 lực lượng này lại với nhau theo tờ trình sẽ giảm cho ngân sách mỗi tháng 375 tỷ đồng là không có cơ sở pháp lý”, ông Hoà nói và cho rằng, các lực lượng trên đang hoạt động ổn định, nên không nhất thiết phải lập thêm một tổ chức mới.

Ngoài ra, trong dự thảo luật còn một số quy định phải rất tốn kém cho ngân sách, cơ sở vật chất như địa phương phải bố trí trụ sở làm việc, trang bị công cụ hỗ trợ, trang phục như quần áo, giày, vớ, mũ, phù hiệu hằng năm…

Từ những lý do trên, đại biểu Hòa đề nghị “không ban hành dự thảo luật này trong thời điểm hiện nay”.

Sau tổng kết, sơ kết ban hành luật cũng không muộn

Sau phát biểu lần 1, đại biểu Hoà bấm nút phát biểu lần 2 và chia sẻ, ông xuất thân từ sĩ quan công an, mà từ hôm qua đến hôm nay ông lại phản biện lại luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, bản thân ông thấy “rất nao nao”.

“Lúc ra ngoài hội trường, một số đại biểu nói, anh xuất thân từ lực lượng công an không bảo vệ mà lại phản biện, tôi cũng thấy xót xa”, ông nói.

Đại biểu đoàn Đồng Tháp nói rõ, ông sống ở cơ sở nên cũng biết ít nhiều ở cơ sở nên cần phản biện luật này. Nhắc lại phát biểu trước đó, theo ông Hòa, ở phường chỉ có ban bảo vệ dân phố mà không có đội dân phòng, ngược lại ở xã có đội dân phòng mà không có ban bảo vệ dân phố.

“Đang rành mạch xã có đội dân phòng, phường có ban bảo vệ dân phố, tự nhiên "gom" 3 lực lượng này thành một lực lượng là thấy chưa hợp lý”, ông Hoà nói rõ quan điểm không đồng ý "gom" 3 lực lượng này thành lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở.

Vẫn theo ông Hòa, nhiệm vụ của lực lượng được nêu trong dự thảo luật không rõ ràng, không cụ thể, chỉ có nhiệm vụ phối hợp với công an.

“Chỉ duy nhất nhiệm vụ chính được bắt giữ phạm nhân trốn trại, đối tượng bị truy nã còn tất cả các thứ khác không được làm. Nếu làm là phải có công an chính quy kè kè kế bên mới được làm, nếu làm là lạm dụng. Tôi nghĩ khi luật hóa lực lượng này dễ dàng lạm dụng, mà lạm dụng thì sẽ khổ cho cơ sở”, ông Hoà nhấn mạnh.

Đại biểu nói thêm, sau khi đánh giá tác động, tổng kết, sơ kết, lấy ý kiến ở cơ sở để nghe ở dưới như thế nào, ra sao thì lúc đó ban hành luật này cũng không muộn.

Trong phiên thảo luật, trước nhiều ý kiến chưa đồng tình, đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) đề nghị, lấy ý kiến đại biểu Quốc hội là có cần thiết ban hành hay không.

“Nếu như Quốc hội không đồng tình thì chúng ta không nên bàn nữa”, ông Vân nói và đề nghị một lần nữa là nên lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất chính là Quốc hội.

Đến chiều ngày 17/11, Tổng Thư ký Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về dự án luật này. 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội “chốt” được bán thuốc online từ 1/7/2025

Quốc hội “chốt” được bán thuốc online từ 1/7/2025

(Thanh tra) - Từ 1/7/2025, cơ sở kinh doanh dược được bán thuốc theo phương thức thương mại điện tử với thuốc không kê đơn, trừ thuốc phải kiểm soát đặc biệt, thuốc hạn chế bán lẻ, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược được Quốc hội thông qua.

Hương Giang

15:59 21/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm