Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 27/08/2024 - 17:12
(Thanh tra) - “Dù lầm lỡ, nhưng ở lứa tuổi các cháu còn là học sinh, ngồi trên ghế nhà trường thì vẫn đáng được Nhà nước quan tâm có chính sách đặc biệt", theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thuỷ. Ảnh: P.Thắng
Ngày 27/8, Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách bàn thảo Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Một trong những nội dung được đại biểu quan tâm cho ý kiến là biện pháp xử lý chuyển hướng.
Tội phạm tăng, hình phạt giảm nhẹ, tác động thế nào cần đánh giá kỹ
Biện pháp xử lý chuyển hướng là biện pháp giám sát, giáo dục, phòng ngừa thay thế cho hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, bao gồm các biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng và biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
Một trong những mục đích xử lý chuyển hướng là “giúp người chưa thành niên thay đổi nhận thức, nhận biết, sửa chữa sai lầm đã gây ra, tự rèn luyện khắc phục, ngăn ngừa nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội và giáo dục họ trở thành công dân có ích cho xã hội”.
Nêu ý kiến, đại biểu Ma Thị Thuý (Tuyên Quang) đánh giá quy định như dự thảo luật tạo cơ hội cho người chưa thành niên nhìn nhận và chịu trách nhiệm với hành vi của minh mà không để lại án tích, ngăn ngừa sự miệt thị sau này hay tác động bất lợi khi bị đưa ra xử lý.
Ở góc độ khác, đại biểu Nguyễn Công Long (Đồng Nai) bày tỏ băn khoăn với quy định áp dụng biện pháp chuyển hướng.
Ông dẫn Bộ luật Hình sự hiện hành quy định 14 tội không áp dụng xử lý chuyển hướng với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và 8 tội không áp dụng với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Dự thảo luật quy định chỉ còn áp dụng với 11 tội cho cả 2 nhóm đối tượng trên, trong đó loại trừ một số tội mà theo ông Long, số liệu thống kê cho thấy đang gia tăng, có thể dẫn đến giảm sự răn đe, phòng ngừa.
“Năm 2023, tội phạm ở người chưa thành niên tăng 14% và xu hướng năm nào cũng tăng. Thay đổi chính sách hình sự trong bối cảnh tội phạm tăng, hình phạt giảm nhẹ thì tác động thế nào cần đánh giá kỹ, không nên loại trừ triệt để và quá lớn như Điều 38 Dự thảo Luật”, ông Long góp ý.
Phát biểu sau đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thuỷ cho hay, dự thảo thiết kế 4 điều luật (35, 37, 38 và 51) liên quan các biện pháp xử lý chuyển hướng, có sự ràng buộc chặt chẽ với nhau.
Theo bà, Bộ luật Hình sự quy định 14 tội không áp dụng xử lý chuyển hưởng với người từ 14-16 tuổi, tức chỉ áp dụng hình phạt hoặc đưa vào trường giáo dưỡng. “Chỉ có 2 con đường đó thì tính nhân văn cần xem xét khi thời gian tạm giam dài”, bà Thuỷ nói.
Hình phạt rất dễ, có hệ thống tư pháp thân thiện mới là điều khó
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết, khi khảo sát ở 3 trường giáo dưỡng thì nhìn thấy nhiều hoàn cảnh đáng thương. Như trường ở Đồng Nai có khoảng 60% cháu có hoàn cảnh là bố mẹ ly hôn, mồ côi, hay bố mẹ đang chấp hành án... Tỷ lệ này ở Đà Nẵng là 53% và Ninh Bình là 24%.
“Dù lầm lỡ, nhưng ở lứa tuổi các cháu còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường thì vẫn đáng được Nhà nước quan tâm có chính sách đặc biệt”, bà Thuỷ nêu quan điểm.
Nhấn mạnh việc xây dựng dự thảo luật đang thể chế hóa Chỉ thị 28 của Bộ Chính trị về phát triển hệ thống tư pháp thân thiện với trẻ em, bà Thủy cũng cho hay, dù áp dụng chuyển hướng ở một số tội nhưng chế tài không thay đổi so với luật hiện hành, chỉ đảm bảo thân thiện và nhân văn hơn, cụ thể là chỉ giảm thời gian bị tạm giam.
“Với các cháu thiếu niên phạm tội, nếu áp dụng hình phạt thì rất dễ, nhưng Nhà nước và công ước quốc tế đặt ra yêu cầu hệ thống tư pháp thân thiện mới là điều khó. Cuộc đời các cháu còn dài, chỉ có hình phạt là không phù hợp”, theo lời Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp.
Báo cáo một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Thường trực Ủy ban Tư pháp cũng cho hay, một trong những điều kiện để được áp dụng xử lý chuyển hướng là phải có đề nghị của người chưa thành niên.
“Không có sự tự nguyện, thành tâm sửa chữa lỗi lầm từ phía người chưa thành niên thì không thể được áp dụng biện pháp này vì sẽ tiềm ẩn nguy cơ tái phạm khi được xử lý chuyển hướng tại cộng đồng. Trường hợp người chưa thành niên không đề nghị áp dụng xử lý chuyển hướng thì phải chịu hình phạt”, theo Thường trực Ủy ban Tư pháp.
Ngoài hình phạt tù có thời hạn, dự thảo luật tiếp tục kế thừa quy định của Bộ luật Hình sự về 3 loại hình phạt khác (gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ). Việc này, nhằm bảo đảm phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của từng hành vi phạm tội, đồng thời thể chế hóa Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị “giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ...”
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/12/2024, tỉnh Bắc Ninh giảm 5 đơn vị hành chính cấp xã, Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu, phải có phương án sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí và không để tham ô, tham nhũng, trục lợi cá nhân đối với trụ sở công, tài sản công dôi dư.
(Thanh tra) - Sáng 22/11, ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đã chủ trì Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Hương Giang
10:49 22/11/2024Hương Giang
09:25 22/11/2024Hương Giang
17:00 21/11/2024T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân
Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh