Theo dõi Báo Thanh tra trên
Tuấn Minh
Thứ sáu, 20/11/2020 - 22:17
(Thanh tra) - Chiều 20/11, Tổ Đại biểu Quốc hội khóa XIV đơn vị số 1 TP HCM đã có buổi tiếp xúc cử tri quận 1, 3, 4 sau kỳ họp thứ 10. Nhiều vấn đề quan tâm của cử tri đã được các Đại biểu Quốc hội trả lời đầy đủ, chi tiết.
Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: TM
Tại buổi tiếp xúc, cử tri quan tâm tới các vấn đề như việc Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết cho phép TP HCM thực hiện đề án chính quyền đô thị; việc biên soạn sách giáo khoa mới; những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) phục hồi sản xuất sau ảnh hưởng dịch Covid-19; việc bố trí nguồn vốn ngân sách cho TP HCM trong việc đầu tư hạ tầng giao thông…
Đối với việc mong muốn Trung ương ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách cho TP HCM trong việc đầu tư hạ tầng giao thông, cử tri Trần Ngọc Liên (phường 9, quận 4) cho biết: Đầu tư hạ tầng giao thông là việc rất quan trọng, đi trước để tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội. TP HCM là một TP lớn, có kết cấu hạ tầng giao thông kết nối vùng, cảng, nhưng vốn dành cho hạ tầng giao thông vẫn còn hạn chế so với các địa phương trên cả nước, chưa phù hợp. Vì vậy, đề nghị Quốc hội phân bổ định mức ngân sách cho phù hợp để tạo điều kiện cho TP có nguồn lực thực hiện đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn TP HCM, giai đoạn 2021 - 2030…
Đối với việc Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết cho phép TP HCM thực hiện đề án chính quyền đô thị, cử tri Nguyễn Văn Phú (phường Đa Kao, quận 1) cho rằng: Cử tri hy vọng nghị quyết sớm thực hiện trong thực tiễn cuộc sống và mong muốn Đại biểu Quốc hội, các nhà quản lý nêu rõ khi chính quyền đô thị triển khai thì người dân được hưởng lợi như thế nào? Phúc lợi xã hội và hạ tầng cơ sở của TP như công viên, vỉa hè, cầu cống, giao thông… phục vụ người dân có khác trước không? Hiện nay, TP tổng thu ngân sách hàng năm nhiều nhưng phần lớn phải nộp ra Trung ương. Vậy, việc bảo vệ ngân sách cho TP sắp tới có gì mới, để làm thay đổi bộ mặt TP của một chính quyền đô thị…
Đối với việc biên soạn sách giáo khoa mới, cử tri Đoàn Đình Dũng (phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1) cho biết: Vừa qua, sai sót trong việc biên soạn bộ sách giáo khoa lớp 1 đã gây mất niềm tin cho xã hội. Vì vậy, đề nghị Quốc hội và Đại biểu Quốc hội có chương trình giám sát chặt chẽ hơn, khoa học hơn để đừng xảy ra những sai sót trong biên soạn sách giáo khoa mới.
Còn cử tri Nguyễn Thị Huệ Trinh (phường 4, quận 4) kiến nghị Quốc hội cần có những chính sách, gói kích cầu hỗ trợ DN vừa và nhỏ để tái sản xuất, giải quyết vấn đề nợ xấu do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đồng thời, nên có những chương trình hạ lãi suất hỗ trợ DN trong quá trình tái khởi động sản xuất…
Ngoài ra, một số cử tri cũng mong muốn TP sớm giải quyết những vấn đề liên quan đến quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Thay mặt Tổ Đại biểu Quốc hội - đơn vị số 1, Phó Bí thư Thành ủy TP Trần Lưu Quang cho biết: Về chính quyền đô thị, đề án có 3 vấn đề lớn. Đó là áp dụng cơ chế, chính sách cho TP đã được thể hiện trong Nghị quyết 54; không tổ chức HĐND ở cấp quận, phường; tổ chức TP trong TP (tạm gọi là TP Thủ Đức). Riêng TP Thủ Đức thì có HĐND.
Đề án chính quyền đô thị sẽ giúp giảm bớt cán bộ, công chức và trong 5 năm giảm 1.200 tỷ đồng chi thường xuyên; Mặt khác, người dân thoải mái khi thực hiện dịch vụ hành chính công, vì thủ tục hành chính nhanh gọn hơn...
Về vấn đề biên soạn sách giáo khoa, Phó Bí thư Thành ủy TP Trần Lưu Quang cho biết: Tại kỳ họp vừa qua, Bộ trưởng và Bộ Giáo dục - Đào tạo đã nhận thấy khuyết điểm này và đã chỉ đạo thay đổi Chủ tịch Hội đồng Thẩm định. Trong thời gian tới, sẽ có chấn chỉnh; sẽ bổ sung sách giáo khoa lớp 1 bằng một số phụ lục. Rút kinh nghiệm trong việc tính toán và phát hành những bộ sách giáo khoa tiếp theo…
Liên quan việc hỗ trợ DN, người dân trong dịch Covid-19, Phó Bí thư Thành ủy TP Trần Lưu Quang thừa nhận là còn chậm, khi có chủ trương Quốc hội, Chính phủ nhưng gói hỗ trợ đến người dân, DN rất khó khăn. Chính phủ đã thấy vấn đề này và có nỗ lực để tạo chuyển biến trong thời gian tới…
Còn đối với việc giải quyết những vấn đề ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Phó Bí thư Thành ủy TP cho biết: Hiện nay, Ban Chấp hành Đảng bộ TP đã có Nghị quyết chuyên đề về Thủ Thiêm; trong đó yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND TP chỉ đạo UBND TP xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện từng phần việc cụ thể, như xử lý đền bù bổ sung cho 4,39ha ngoài ranh quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm; trả lời dứt khoát cùng Thanh tra Chính phủ và bà con về việc 5 khu phố, 3 phường có nằm trong ranh quy hoạch Thủ Thiêm hay không… để đảm bảo làm sao trong thời gian sớm nhất giải quyết câu chuyện Thủ Thiêm…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương