Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ sáu, 22/05/2020 - 15:57
(Thanh tra) - “Việc chưa tăng lương cơ sở làm giảm thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức không đáng kể so với những người gặp khó khăn do tình hình đại dịch Covid-19”, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân. Ảnh: TN
Theo Thủ tướng, so với cuối năm 2019 tình hình có sự thay đổi rất lớn, khó khăn hơn nhiều do tác động bởi Covid-19.
Do đó, người đứng đầu Chính phủ đề nghị Quốc hội cân nhắc chưa tăng lương cơ sở với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, lương hưu từ 1/7/2020 để "cùng chia sẻ khó khăn với người lao động do ảnh hưởng Covid-19 và có thêm nguồn lực cho các mục tiêu cấp bách".
Trước đó, theo nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 8 vào cuối năm 2019, lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, lương hưu sẽ tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng từ 1/7. Mức này tăng khoảng 110.000 đồng so với năm 2018 (tương đương 7%).
Lộ trình cải cách tiền lương sẽ chậm lại
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng ngày 22/5, Bộ trưởng Bộ Nội Lê Vĩnh Tân cho hay, dịch bệnh Covid-19 tác động tiêu cực khiến thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội rất khó khăn. Thu ngân sách cũng gặp khó.
“Vì vậy, Bộ Nội vụ đã có phối hợp với Bộ Tài chính thống nhất đề nghị với Chính phủ trước mắt trong năm 2020 chưa tăng lương cơ sở”, ông Tân thông tin.
Theo ông Tân, việc chưa tăng lương cơ sở có ảnh hưởng nhất định đến cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, nhưng đội ngũ này còn được hưởng lương từ ngân sách.
“Việc chưa tăng lương cơ sở làm giảm thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức không đáng kể so với những người gặp khó khăn do tình hình đại dịch Covid-19”, Bộ trưởng Tân nhấn mạnh.
Bộ trưởng nói tiếp, chúng ta dành phần ngân sách tăng lương này để hỗ trợ, giải quyết những vấn đề an sinh xã hội.
“Cộng đồng doanh nghiệp và người dân cũng đã chung tay hỗ trợ cho những người có hoàn cảnh khó khăn do tác động của dịch”, ông Tân nêu.
Bộ trưởng Tân cũng cho biết, Bộ Nội vụ sẽ làm việc với Ban Chỉ đạo cải cách tiền lương để xem xét, nghiên cứu, điều chỉnh lộ trình tăng lương năm 2021 theo Đề án Cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Trung ương khóa 12.
“Lộ trình này có thể chậm lại và thời gian cụ thể sẽ do Ban Chỉ đạo quyết định”, Tư lệnh ngành Nội vụ nói.
Tăng lương mà giá tiêu dùng leo thang thì chẳng giải quyết được vấn đề
Bày tỏ quan điểm ủng hộ Chính phủ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi cho hay, ngân sách hiện rất khó khăn.
Theo ông Lợi, đại dịch Covid -19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả mọi mặt, mọi lĩnh vực. Nếu tạm hoãn tăng lương vào lúc này tức là cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nhường bớt phần nào đó để chia sẻ với Nhà nước, với Chính phủ và những người lao động còn khó khăn khác. Đó cũng là thể hiện tinh thần yêu nước.
“Chúng ta chia sẻ với Nhà nước để dành ngân sách giải quyết những khó khăn cho những người bị tác động mạnh, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid -19”, ông Lợi nói.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội cho rằng, trong lúc này, quan trọng là thực hiện đồng bộ các giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và chăm lo an sinh xã hội.
“Tăng lương mà để giá tiêu dùng leo thang thì cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì cả”, ông Lợi lưu ý và cũng đưa ra dự đoán, do ngân sách khó khăn nên lộ trình cải cách tiền lương sẽ phải kéo dài.
Cũng ủng hộ đề xuất của Chính phủ, ông Phạm Văn Hoà, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp nhận định, dịch Covid -19 khiến thu ngân sách sụt giảm rất lớn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư, chi thường xuyên, chi tăng lương cơ sở…
“Tăng lương cơ sở với một người không bao nhiêu, nhưng hàng triệu người thì là con số lớn, trong khi đó ngân sách khó khăn như thế. Tôi đồng tình với Chính phủ trong điều kiện hiện nay thì chưa tăng lương cơ sở. Chúng ta nên thắt lưng buộc bụng, tiết kiệm một phần nào đó để chung tay với Chính phủ”, ông Hoà trao đổi với báo chí.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024(Thanh tra) - Ông Nguyễn Việt Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Nam Dũng
Hoàng Nam
Lâm Ánh
Phương Hiếu
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Trần Kiên
PV
PV
Thu Huyền
Văn Thanh