Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ bảy, 24/07/2021 - 16:05
(Thanh tra) - Theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, đầu tư cho đồng bằng sông Cửu Long phải cỡ như Hà Lan, phải lớn như vậy, còn nếu đầu tư chắp vá, tạm thời trước mắt thì không ổn.
“Vùng chịu tác động nhiều nhất của biến đổi khí hậu là đồng bằng sông Cửu Long, nếu không có nguồn lực thì hậu quả vài chục năm nữa sẽ rõ hơn", Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lưu ý
Sáng ngày 24/7, sau khi nghe tờ trình, thẩm tra ở hội trường, Quốc hội thảo luận tại tổ về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Đầu tư chắp vá, trước mắt thì không ổn
Phát biểu tại tổ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc băn khoăn khi giai đoạn tới nguồn vốn đầu tư công dành cho ứng phó với biến đổi khí hậu chưa được tính toán tương xứng.
“Đừng để nước đến chân mới nhảy”, Chủ tịch nước nói và bày tỏ suốt ruột, đến mùa mưa lũ, ở vùng đồng bằng sông Cửu Long lại diễn ra cảnh đau lòng khi hàng loạt nhà dân bị cuốn trôi, đe dọa đến tính mạng, đến đai của người dân, nguy cơ mất đất, mất nước.
Theo Chủ tịch nước, “phải đầu tư cỡ như Hà Lan, phải lớn như vậy, chứ nếu đầu tư chắp vá, tạm thời trước mắt thì không ổn”.
“Vùng chịu tác động nhiều nhất của biến đổi khí hậu là đồng bằng sông Cửu Long, nếu không có nguồn lực thì hậu quả vài chục năm nữa sẽ rõ hơn, phải nhìn nhận đầy đủ, suy nghĩ đầu tư lớn hơn, tầm nhìn cao hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu khủng khiếp như vậy”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Tiếp tục nhắc đến đồng bằng sông Cửu Long, Chủ tịch nước cho rằng việc đầu tư cần trọng điểm vào những nơi tạo ra giá trị, tính lan tỏa lớn, mang tính dài hơi hơn.
“Việc đầu tư phải đảm bảo độc lập, tự chủ kinh tế, trước tác động của thiên tai, địch họa, dịch bệnh vẫn phát triển tốt hơn”, ông nói và cho hay, thời gian qua, dù đã nhận diện được tiềm năng của vùng đồng bằng sông Cửu Long song đầu tư vẫn chưa thỏa mãn với yêu cầu phát triển.
Dẫn ví dụ dự án cầu Đại Ngãi khởi công rất lâu, nhưng vẫn chưa hoàn thiện, Chủ tịch nước lưu ý, cần phải làm được để người dân thấy và tin tưởng. “Không phải bảo vệ bất cứ địa phương nào nhưng những vùng như vậy cần quan tâm”, ông nói thêm.
Với việc cắt giảm số lượng dự án để tập trung cho các dự án quan trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ quan điểm hoan nghênh, nhưng cũng lưu ý, việc phát triển bao trùm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, nhu cầu thiết yếu của người dân, nhất là vùng sâu vùng xa.
“Những câu chuyện, hình ảnh các em học sinh phải bọc mình trong túi ni lông để vượt sông đi học, nhiều em thất học… cho thấy những công trình nhỏ, ý nghĩa rất lớn”, Chủ tịch nước dẫn chứng.
Từ đó, ông cho rằng, cần phân cấp, giao quyền thế nào để các tỉnh vùng sâu, vùng xa làm những công trình nhỏ nhưng có ý nghĩa dân sinh lớn. Ông cũng còn lưu ý đến cơ chế giám sát khi triển khai dự án để ngăn chặn tình trạng tiêu cực, thất thoát.
Tránh tình trạng “vay để rải đều cho các tỉnh”
Cùng với việc dành nguồn lực đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu, đại biểu Lê Thanh Phong (đoàn TP HCM) cho rằng, cần bổ sung thêm nguồn lực đầu tư ứng phó với dịch COVID-19, đặc biệt lĩnh vực y tế.
Chung quan điểm, theo ông Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM), quan điểm đầu tư đã được nhất quán trong luật, nhưng trong bối cảnh hiện nay, cần ưu tiên đầu đầu tư đối phó dịch bệnh, khắc phục hậu quả nghiêm trọng của COVID-19.
“Không chỉ đầu tư cho hạ tầng y tế, nguồn nhân lực, mà còn cần quan tâm đến lực lượng y tế”, ông Ngân nói.
Ông Nguyễn Thiện Nhân (đại biểu Quốc hội đoàn TP HCM) cho rằng, khối lượng dự án phê duyệt là rất lớn, nên cần phân cấp trong hoạt động đầu tư. Ông cũng lưu ý việc vay vốn cho đầu tư phát triển, cần tránh tình trạng “vay để rải đều cho các tỉnh sử dụng”.
Theo ông Nhân, cần ưu tiên vốn cho các địa phương có hiệu quả kinh tế cao thì lúc đó đồng tiền nợ công đảm bảo thu về, các địa phương cam kết trả được nợ, chứ không phải bàn vay nhưng không hiệu quả.
Trong khi đó, theo đại biểu Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, để có được tổng mức vốn 2,87 triệu tỷ đồng thực hiện kế hoạch đầu tư công cho giai đoạn 2021-2025 là rất khó.
Ông Thắng phân tích, giai đoạn 2016-2020, thực tế hụt khoảng 150 nghìn tỷ đồng. Giai đoạn mới này, tổng vốn đầu tư phát triển nguồn vốn trong nước cao gần gấp đôi 5 năm trước. Như vậy, việc bố trí vốn là rất khó khăn vì phải phụ thuộc vào khả năng thu ngân sách trong 5 năm tới.
“Chúng ta phải nhìn nhận thẳng thắn rằng, thu ngân sách Nhà nước sẽ gặp khó khăn. Do đó, ngân sách Trung ương phải hết sức nỗ lực đảm bảo nguồn thu, để có nguồn chi cho đầu tư phát triển”, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình nói.
Đại biểu Nguyễn Minh Sơn (Tiền Giang) cũng bày tỏ lo lắng về nguồn lực. “Phải có 2,87 triệu tỷ đồng thì liệu chúng ta có huy động được không?”. Từ đó, đại biểu đề nghị cần tính toán kỹ lại tổng nguồn vốn đầu tư công cho phù hợp tình hình thực tế.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương