Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ bảy, 02/10/2021 - 10:53
(Thanh tra) - Tại phiên họp thường kỳ tháng 9, Chính phủ sẽ thảo luận kỹ hơn về các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả với dịch COVID-19 và từng bước mở cửa trở lại, đưa cuộc sống về điều kiện bình thường mới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9. Ảnh: N.Bắc
Sáng ngày 2/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9.
Tại phiên họp này, Chính phủ tập trung thảo luận về hai nội dung: Tình hình kinh tế xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2021; thảo luận kỹ hơn về các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả với dịch COVID-19 và từng bước mở cửa trở lại, đưa cuộc sống về điều kiện bình thường mới.
Trong đó, Chính phủ dành phần đầu phiên họp để thảo luận, lắng nghe các ý kiến địa phương góp ý vào dự thảo thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả với dịch COVID-19.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, vừa qua, chúng ta đã thực hiện việc giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội ở 23 tỉnh, TP và đạt kết quả nhất định bước đầu.
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID -19 đã thống nhất cần có lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, chỉ đạo Bộ Y tế xây dựng dự thảo hướng dẫn tạm thời, gửi các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương và lấy ý kiến tới tận cấp huyện, cấp xã.
Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế cũng đã nhiều lần lấy ý kiến các cơ quan liên quan, lắng nghe, tham khảo ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học… về dự thảo.
Bên cạnh các ý kiến đồng thuận, cũng có các ý kiến khác nhau về dự thảo hướng dẫn, cho nên Chính phủ tiếp tục dành thời gian của phiên họp để lấy thêm ý kiến các địa phương.
“Đây là vấn đề khó. Như tôi đã nói nhiều lần, càng khó khăn, phức tạp, nhạy cảm càng phải giữ vững nguyên tắc, phát huy dân chủ, huy động trí tuệ tập thể, cầu thị, lắng nghe ý kiến của nhau, để chúng ta có đầy đủ thông tin, đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng hướng dẫn”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Qua gần 2 năm phòng, chống dịch, Việt Nam đã hiểu rõ hơn về virus và dịch bệnh. Tuy nhiên, theo Thủ tướng, dịch bệnh vẫn khó lường, một văn bản không thể điều chỉnh hết toàn bộ mọi góc cạnh của cuộc sống từ Trung ương tới cấp xã, phường, nhất là khi lấy xã, phường làm pháo đài, người dân là chiến sĩ trong phòng, chống dịch.
Ông nêu rõ, việc xây dựng dự thảo được tiến hành thận trọng với mục tiêu làm sao phù hợp nhất có thể trong điều kiện hiện nay.
Đây cũng là hướng dẫn tạm thời vì việc chống dịch chưa có tiền lệ, diễn biến nhanh, phức tạp, liên quan tới tất cả công dân, liên quan tới mọi lĩnh vực như an ninh trật tự, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cần vừa làm vừa rút kinh nghiệm, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện dần.
“Không có phương án hoàn hảo, chúng ta chọn phương án tối ưu, đặc biệt không để ách tắc giao thông, ách tắc các chuỗi cung ứng mà chúng ta phải duy trì”, Thủ tướng phát biểu.
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các đại biểu góp ý để nhanh chóng ban hành hướng dẫn trên phạm vi cả nước, thực hiện nghiêm túc, nhất quán từ Trung ương tới địa phương, đồng thời vẫn phù hợp với các địa bàn đặc thù như TP HCM, Hà Nội…
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố, quý III năm nay, GDP được ghi nhận tăng trưởng âm, lần đầu kể từ khi công bố GDP quý. Mức âm 6,17% cũng là con số vượt xa dự báo của nhiều nhóm phân tích.
Trong các khu vực kinh tế, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%, khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%, còn khu vực dịch vụ giảm tới 9,28%. Kết quả này khiến GDP 9 tháng chỉ tăng 1,42%, thấp hơn cùng kỳ năm 2020 và cũng là mức thấp nhất trong hơn thập kỷ gần đây.
Dịch vụ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong ba khu vực của nền kinh tế. Tăng trưởng âm trong 9 tháng của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế.
Ngành bán buôn, bán lẻ giảm 3,1%, ngành vận tải kho bãi giảm 7,79%, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 23,18%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9 ước đạt 308.800 tỷ đồng, giảm 28,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt hơn 3,3 triệu tỷ đồng, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 8,7%.
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng 9 sụt giảm nghiêm trọng cả về số lượng và số vốn đăng ký.
Thống kê cho thấy, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường 9 tháng là 90.300 doanh nghiệp, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trong 9 tháng cũng có 85.500 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải