Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chính phủ không để ai bị bỏ rơi do chi phí vaccine phòng COVID-19 cao

Hương Giang

Thứ hai, 28/12/2020 - 11:47

(Thanh tra) - Hiện vaccine phòng COVID-19 đang tiến triển tốt. Chính phủ nỗ lực để không ai bị bỏ rơi do chi phí vaccine cao vượt khả năng chi trả của người dân.

Toàn cảnh hội nghị Chính phủ với địa phương. Ảnh: Quang Hiếu

Sáng nay (28/12) diễn ra hội nghị Chính phủ với các địa phương. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự hội nghị.

Không chấp nhận tình trạng bệnh nhân mù mờ trước chi phí y tế

Năm 2020 được xem là một năm đặc biệt khi đại dịch COVID -19 bùng phát khiến nhiều nước trong khu vực và trên thế giới rơi vào suy thoái. Việt Nam là quốc gia hiếm hoi đạt được "mục tiêu kép", vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa duy trì tăng trưởng dương.

“Tăng trưởng GDP có nhiều ý nghĩa vì phía sau đó là những nỗ lực bền bỉ của những ngày lao động cần cù, vất vả của người dân, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị.

Tuy nhiên, GDP không tính đến tuổi thọ và sức khỏe của người dân, không đo lường được sự tận tụy, cống hiến của cán bộ, công chức, viên chức, không đong đếm được tình người trong bão lũ ở miền Trung và đại dịch COVID-19 vừa qua và không thể phản ánh đầy đủ được bản chất tốt đẹp của chế độ ta”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Sứ mệnh của chúng ta là kiến tạo một môi trường mà ở đó mọi người dân đều có cơ hội tham gia đóng góp vào sự phát triển và "không để ai bị bỏ lại phía sau".

Các đại biểu tham dự hội nghị ở đầu cầu Hà Nội. Ảnh: Quang Hiếu

Đề cập đến việc kiểm soát dịch bệnh COVID -19, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh quyết tâm phải nỗ lực để không cho dịch tái bùng phát. Theo ông, hiện vaccine phòng COVID-19 đang tiến triển tốt. Chính phủ nỗ lực để không ai bị bỏ rơi do chi phí vaccine cao vượt khả năng chi trả của người dân.

“Như tôi đã phát biểu trước Quốc hội mới đây, Chính phủ không chấp nhận tình trạng bệnh nhân mù mờ trước chi phí y tế”, Thủ tướng nêu rõ một lần nữa và cho rằng, vẫn còn nhiều việc cần làm để hệ thống y tế của chúng ta phục vụ nhân dân tốt hơn.

“Khó khăn gấp hai thì phải nỗ lực, cố gắng gấp ba”

Báo cáo tóm tắt kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ năm 2020 và 5 năm 2016-2020, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, trước tình hình dịch COVID-19, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thống nhất quan điểm điều hành với tinh thần “khó khăn gấp hai thì phải nỗ lực, cố gắng gấp ba”, quyết tâm thực hiện "mục tiêu kép"; phấn đấu hoàn thành mức cao  nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong điều kiện “bình thường mới”.

Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra các giải pháp kịp thời, kiên quyết, sớm hơn và cao hơn mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và phù hợp diễn biễn dịch với phương châm “4 tại chỗ”. Chú trọng thực hiện chiến lược ngăn chặn dịch từ bên ngoài, khoanh vùng dập dịch triệt để; điều trị hiệu quả các ca nhiễm; tự chủ trong sản xuất vật tư, trang thiết bị y tế, nhất là việc  phát triển sản xuất vaccine COVID-19.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh. Ảnh: Quang Hiếu

Cùng với đó, huy động, phát huy sức mạnh đoàn kết của cả hệ thống chính trị, cộng đồng xã hội, đặc biệt là sự cống hiến, không quản ngại  khó khăn, nguy hiểm của đội ngũ y bác sỹ, lực lượng quân đội, công an, tạo nên  sức mạnh tổng hợp ngăn chặn thành công dịch COVID-19.

Đáng chú ý, trước tác động của dịch COVID-19, Chính phủ đã kịp thời báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội, Ủy  ban Thường vụ Quốc hội thông qua và triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ vượt trội, chưa từng có tiền lệ về tài khóa, tín dụng, bảo hiểm xã hội, giảm giá  điện, giá cước viễn thông... Tăng cường bảo hộ công dân, tổ chức các chuyến bay  đón hơn 75.000 người Việt Nam về nước an toàn….

Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2021, Chính phủ đề cao tinh thần  đoàn kết, kỷ cương; yêu cầu từng bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung thực  hiện “mục tiêu kép”, không lơ là, chủ quan trước đại dịch; tranh thủ thời cơ, nỗ lực  phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trong trạng thái “bình thường mới” với khát vọng phát triển, tinh thần đổi mới sáng tạo, cải cách mạnh mẽ, quyết liệt hành động hơn nữa…

Quyết nâng mức tăng trưởng GDP năm 2021 lên 6,5%

Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 khoảng 6%, lạm phát khoảng 4% và 10 chỉ tiêu khác.

“Để đạt được mục tiêu này là rất thách thức, nhưng với quyết tâm chính trị cao, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu trong điều hành GDP 2021 thêm ít nhất 0,5 điểm phần trăm, lên mức 6,5% và đặt quyết tâm cao hơn cho các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác”, Thủ tướng nêu rõ.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết rõ thêm, Chính phủ xác định phương châm hành động của năm 2021 là: "Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới sáng tạo, quyết liệt hành động, khát vọng phát triển " và đề ra 8 trọng tâm chỉ đạo, điều hành.

Trong đó, sẽ theo dõi sát diễn biến, tình hình trong nước và quốc tế, kịp thời dự báo và chuẩn bị phương án, kịch bản, biện pháp, đối sách ứng phó hiệu quả với những biến động, vấn đề mới phát sinh.

Song song với đó, là hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với thực thi nghiêm pháp luật. Nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng, lãng phí và giải quyết khiếu nại, tố cáo; quyết liệt thực hiện cải cách hành chính; Phát huy mạnh mẽ giá trị văn hoá, trí tuệ con người Việt Nam; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, ý chí tự cường, niềm tự hào dân tộc…. 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sàn thương mại điện tử, nền tảng số có thể phải nộp thuế doanh nghiệp

Sàn thương mại điện tử, nền tảng số có thể phải nộp thuế doanh nghiệp

(Thanh tra) - Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề nghị làm rõ khả năng thu thuế doanh nghiệp trên thực tế với các doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam cung cấp hàng hoá vào Việt Nam thông qua các giao dịch trên sàn thương mại điện tử, nền tảng số.

Hương Giang

10:49 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm